Các Nét Vẽ Cơ Bản Cho Trẻ Mầm Non – Những Giai Đoạn Hình Thành Nét Vẽ Của Bé

Những nét vẽ đầu tiên sẽ đặt “nền móng” cơ bản cho trẻ bắt đầu con đường học tập của mình sau này. Cách cầm bút vẽ, tư thế ngồi, màu sắc được lựa chọn… là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành thói quen giữ cho trẻ nề nếp học hành sau này.

Cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu những các nét vẽ cơ bản của trẻ mầm non qua bài viết ngay sau đây nhé!

Vì sao nên cho trẻ mầm non học vẽ

Vẽ tranh giúp trẻ mầm non rèn luyện thị giác, tăng khả năng quan sát thế giới nhờ đó các bạn nhỏ có thể lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện tượng quanh mình. Bên cạnh đó, hội họa, mỹ thuật cũng giúp các bạn thể hiện suy nghĩ của mình thông qua hoạt động vẽ và trình bày, đây cũng là phương pháp tốt để kích thích sự sáng tạo, tưởng tượng cho trẻ.

Tuy nhiên để trẻ cảm thấy yêu thích môn học này, cha mẹ nên có phương pháp dạy con phù hợp: giúp con tiếp cận màu sắc, hình khối, nét vẽ, thể loại tranh… Trong đó nét vẽ cơ bản được xem là “gốc rễ” để trẻ có thể theo đuổi hội họa một cách bền vững.

Các nét cơ bản dạy vẽ cho trẻ mầm non

Nét thẳng

Nét thẳng được xem là cơ bản và đơn giản nhất để trẻ bắt đầu hành trình học vẽ: chỉ với một nét từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Nét thẳng gồm các loại: thẳng đứng, thẳng xiên và thẳng ngang. Cha mẹ có thể tập cho con ngay khi trẻ từ tròn 1 tuổi.

Việc di chuyển bút qua lại giữa 2 điểm giúp bé tập làm quen với cách cầm bút, rèn luyện sự phối hợp giữa cổ tay và ngón tay. Bắt đầu bằng việc học vẽ đơn giản cũng giúp các bạn nhỏ thích thú mỹ thuật nhiều hơn.

nét thẳng

Nét thẳng là nét vẽ cơ bản nhất để trẻ làm quen với việc cầm bút. Ảnh: Internet.

Nét cong

So với nét thẳng, nét cong “nâng cao hơn”, đòi hỏi trẻ điều khiển cổ tay linh hoạt, uyển chuyển hơn rất nhiều. Nét vẽ cơ bản này có hình dạng uốn lượn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận vì rất dễ bị đứt quãng. Nét cong gồm có nét cong trái, cong phải hoặc tròn. Cùng với nét thẳng, nét cong được con trẻ yêu thích vì sự gần gũi, dễ thương. Từ nét vẽ này cha mẹ có thể hướng dẫn con cách viết chữ cái, cách vẽ người, cách vẽ sự vật…có thể luyện tập khi trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Nét gấp khúc

Nét gấp khúc được xem là tập hợp các nét thẳng xiên nối tiếp lại với nhau. Việc cho trẻ luyện tập vẽ bằng đường gấp khúc việc cầm bút của trẻ sẽ linh hoạt hơn vì nó đòi hỏi sự khéo léo và có quy luật. Nét vẽ cơ bản này cũng khá phổ biến trong đời sống cũng như trong hội họa, cha mẹ có thể giới thiệu cho con các đồ vật được trang trí để trẻ cảm thấy gần gũi và yêu thích hơn.

Nét xoắn ốc

Phức tạp hơn nét cong, nét xoắn ốc đòi hỏi các bạn nhỏ phải sử dụng các ngón tay và cổ tay “điêu luyện”. Tại 1 số lớp dạy vẽ cho trẻ mầm non nét này được sử dụng minh họa cho các vật thể tròn hoặc có chuyển động tròn, đôi khi cũng có thể hình tượng nó cho nhiều vật như: tán cây, cơn gió, ốc sên…

nét vẽ xoắn ốc

Nét vẽ xoắn ốc xuất hiện đa dạng trong cuộc sống. Ảnh: Internet.

Các giai đoạn trẻ hình thành nét vẽ

Trẻ từ 1-2 tuổi đa phần đã có thể cầm nắm bút, màu vẽ trong tay. Các em có thể tự mình nguệch ngoạc nét thẳng hoặc một cách ngẫu hứng di chuyển bút qua lại… lên bất kỳ vị trí nào mà chúng ưa thích.

nét vẽ tự nhiên của trẻ

Nét vẽ tự nhiên của trẻ từ 1-2 tuổi đơn giản là làm theo điều mình thích. Ảnh: Internet.

Từ 3- 4 tuổi trẻ có thể vận dụng linh hoạt giữa tay và mắt. Đồng thời ở lứa tuổi này các bạn cũng đã phát triển rất nhiều về tư duy, biết quan sát các hình khối, nét vẽ. Nhờ đó trẻ nhận biết và phân biệt các hình dạng, màu sắc, đối tượng. Độ tuổi này đa phần các bạn đã hình “cái tôi”, biết mình thích vẽ gì và thể hiện bằng màu sắc ra sao. Một số trẻ có năng khiếu hội họa đã có thể lựa chọn kết hợp nhiều hình ảnh, nét vẽ khác nhau vào cùng một bức tranh.

các nét vẽ cơ bản cho trẻ mầm non

Cha mẹ có thể kết hợp giữa việc cho trẻ học vẽ và khám phá tự nhiên. Ảnh: Internet.

Từ 5-6 tuổi, trẻ đã bộc lộ sự sáng tạo nhiều hơn, khả năng ngôn ngữ, tư duy, tưởng tượng đã phát triển vượt bậc; đồng thời trẻ tiếp thu và ghi nhớ các kiến thức về xã hội, tự nhiên nhiều hơn… Chính điều này đã giúp cho những bức tranh vừa có sự sáng tạo nhưng vẫn rất thuyết phục người lớn.

Những nét vẽ cơ bản như nét cong, nét thẳng, nét xiên, nét ngang được các họa sĩ nhí sử dụng thành thạo, chăm chút, tỉ mỉ, có độ đậm nhạt, to nhỏ, ngắn dài để thể hiện “ý đồ nghệ thuật” của mình rõ ràng hơn.

bé vẽ tranh theo chủ đề

Từ 5-6 tuổi trẻ đã biết vẽ tranh theo chủ đề cho trước. Ảnh: Internet.

Các chủ đề vẽ để trẻ học vẽ nét cơ bản

Cha mẹ có thể lựa chọn các chủ đề quen thuộc để luyện tập và tăng sự hứng thú cho con như: tranh phong cảnh (sân trường, cánh đồng, bầu trời…); tranh gia đình (cha mẹ, ông bà, không khí sinh hoạt…); các con vật (cá voi, đàn gà…) Thông qua quá trình vẽ, trẻ sẽ tập nhận định đối tượng nào dùng nét cong, nét thẳng, nét gấp khúc, các hình khối vuông, tròn, tam giác… vừa làm quen với sự vật sự việc quanh mình, vừa hình thành thói quen tư duy khi vẽ tranh.

Trong 1 số trường hợp, cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ sáng tạo bằng cách biến việc học vẽ trở thành cuộc “săn lùng nghệ thuật” cho con luyện tập tưởng tượng và thể hiện đối tượng theo cách của riêng mình: dùng nét vẽ khác đi, tô màu khác đi, sắp xếp các sự vật khác đi…

Các lưu ý khi cho trẻ học các nét vẽ cơ bản

Bắt đầu hành trình dạy vẽ cho con, cha mẹ nên hướng dẫn cho con từ những điều cơ bản nhất: khái niệm về các nét vẽ, hình khối, màu sắc, trong bối cảnh nào nên sử dụng nét vẽ này…

Bên cạnh đó, ngồi đúng tư thế bà cách cầm bút đúng là những yếu tố đầu tiên để con thoải mái học vẽ hơn. Ví dụ cầm bút chì hoặc sáp màu bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Cụ thể: dùng ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên phần thân bút. Ngón giữa làm điểm tựa đỡ lấy bút, nên đặt nghiêng về phía vai phải 60 độ.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần rèn luyện cho trẻ tư thế ngồi đúng khi luyện tập các nét vẽ cơ bản, để hình thành thói quen sau này khi trẻ học chữ. Cha mẹ cũng có thể trở thành những người bạn đồng hành cùng con trong quá trình học vẽ cơ bản cho bé để được kết nối và hiểu con qua những nét vẽ.

Trẻ ở lứa tuổi mầm non chính là thời điểm vàng để cha mẹ có thể giúp các em phát hiện tố chất hội họa của mình, điều này vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển về sau, đặc biệt là phương tiện để trẻ tập “tiếp cận” cuộc sống một cách tự nhiên nhất. Cha mẹ cũng có thể tìm hiểu về các lớp vẽ cho trẻ tại Hướng Nghiệp Á Âu để con có một môi trường học vẽ chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

Điểm: 4.8 (29 bình chọn)

Tác giả: Lâm Thảo Ngân

Lâm Thảo Ngân có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hội họa và giáo dục. Ngân hiện đang là cộng tác viên biên tập nội dung tại Hướng Nghiệp Á Âu. Thông qua những bài viết của mình, chị sẽ giúp người đọc có thêm những kiến thức chuyên môn về hội họa cũng như kỹ năng nuôi dạy trẻ.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn