Góc quay đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng phim, vì vậy để có được những thước phim đẹp, bạn bắt buộc phải để ý đến góc quay. Bài viết dưới đây của Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) sẽ bật mí với bạn các góc quay cơ bản mà ai cũng cần biết, đững bỏ lỡ nhé!
Một bộ phim có xuyên suốt và mạch lạc hay không phụ thuộc rất nhiều vào góc quay. Ngoài ra, góc quay còn có thể tăng thêm tính thẩm mỹ cho bộ phim, do đó nếu chọn góc máy sai thì khung hình sẽ bị chết, dẫn đến thông điệp về mặt hình ảnh và ngôn ngữ không thể truyền tải một cách trọn vẹn nhất. Muốn làm phim hay, điều đầu tiên bạn phải học là cách chọn được những góc quay đúng chuẩn và đẹp. Vì vậy những chia sẻ bên dưới chắc chắn sẽ mang đến cho bạn các thông tin bổ ích.
Vai trò của góc quay với mỗi thước phim
Góc quay nằm trong 4 yếu tố kỹ thuật quan trọng khi quay phim, được hiểu là góc nhìn từ máy với chiều dài, chiều rộng và chiều sâu cân xứng với vật hoặc hành động được quay. Điều này có nghĩa, góc quay sẽ quyết định những thứ sẽ xuất hiện trong cảnh quay đó. Đồng thời, các hình ảnh thể hiện trong góc quay cũng quyết định việc khán giả sẽ thấy những sự việc gì, ví dụ: gần hay xa, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Nếu lựa chọn góc quay tốt bạn sẽ sở hữu những thước phim chất lượng, giúp quá trình hậu kỳ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu chọn sai góc quay, bạn không chỉ đơn giản là vi phạm về mặt kỹ thuật mà còn khiến khung hình không đẹp, thậm chí còn truyền tải sai thông điệp của kịch bản.
Những góc quay phim cơ bản ai cũng cần biết
Trên thực tế, góc máy khi quay rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bạn phải hiểu những góc quay hoàn hảo không phải được set up từ trước mà được hình thành phụ thuộc vào sự thay đổi bối cảnh và vị trí máy. Đối với những người quay phim lâu năm, họ có thể dựa vào trực giác để thiết kế những góc quay đẹp. Tuy nhiên, vẫn có những góc máy cơ bản phổ biến, cụ thể như:
Góc máy cao (High Angle Shot)
Công dụng hàng đầu của góc quay cao là đưa được toàn cảnh sự kiện, giúp đạo diễn có cái nhìn bao quát nhất. Áp dụng góc quay này sẽ giúp bạn tạo cảm giác mạnh mẽ về sự việc đang diễn ra trên màn ảnh, từ đó dễ dàng đẩy cảm xúc của người xem lên đỉnh điểm, thu hút sự chú ý của khán giả.
Góc máy thấp (Low Angle Shot)
Một trong các góc quay phim cơ bản không thể không nhắc đến là góc máy thấp. Góc này được ứng dụng để quay những cảnh gần, quay một cảnh nhất định nào đó hoặc cảnh nhóm và có vai trò tạo sự kết nối đặc biệt giữa khán giả với các tình huống diễn ra. Ngoài ra, việc tạo một góc quay khác biệt còn nhằm mục đích khiến khán giả tập trung vào một cảnh nhất định hay một nhân vật mà phim muốn truyền tải.
Góc máy ngang
Góc máy ngang cũng diễn tả đầy đủ khung cảnh của thước phim nhưng ít kịch tính hơn. Người quay phim chuyên nghiệp thường sử dụng góc máy này để quay cận cảnh với mục đích chính là tạo tình huống và chuẩn bị đưa khán giả đến một cảnh liên quan.
Góc trên cao (Overhead Shot/Birds-Eye-View Shot)
Bạn có thể bắt gặp góc trên cao ở vô số bộ phim, nhiều nhất có thể kể đến tác phẩm Bird của Hitchcock. Công dụng chính của góc trên cao là cho người xem thấy thế giới và quy mô của vấn đề hoặc sự mờ nhạt của các nhân vật liên quan.
Góc trên không (Drone Shot/Aerial Shot/Helicopter Shot)
Góc trên không thường được dùng trong trường hợp bạn muốn nhấn mạnh quy mô của một trận chiến, đại dương, con đương hay tầm quan trọng của câu chuyện.
Góc ngang tầm mắt (Eye Level Shot)
Góc máy này sẽ được đặt ngang tầm mắt của nhân vật để tạo cảm giác tự nhiên.
Góc ngang hông (Hip Level Shot)
Góc ngang hông sẽ tập trung vào vùng hông của nhân vật. Về mặt kỹ thuật, góc ngang hông là góc thấp không dùng đến viewfinder nên bạn cần thử và xem trước góc quay trông ra sao.
Góc ngang đầu gối (Knee Level Shot)
Khi muốn giới thiệu nhân vật nhưng không muốn cho thấy toàn bội cơ thể thì bạn có thể dùng góc ngang đầu gối để có trung cảnh, giúp người xem vừa hiểu được nhân vật vừa thấy được môi trường xung quanh họ.
Góc sát mặt sàn
Những cảnh như kiến bò trong chương trình truyền hình thực tế, cận cảnh bàn chân của người mua bale… đều được quay bằng góc sát mặt sàn. Với góc này bạn sẽ lấy được hình ảnh sát mặt đất.
Góc ngang vai
Nếu muốn quay cảnh các nhân vật đang nói chuyện với nhau và chỉ thấy nửa trên của nhân vật thì góc ngang vai là thích hợp nhất. Góc này vừa giúp tăng tính thân mật cho hình ảnh nhân vật vừa giúp người xem hiểu thêm về tình cảm của nhân vật.
Góc nghiêng (Dutch Angle Shot)
Trong một số trường hợp, cốt truyện sẽ đi ngang, lúc này bạn cần dùng góc nghiêng để quay, tạo cảm giác thế giới bỗng chốc bị mất phương hướng và đứt lìa.
Hi vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn nắm được các góc quay phim cơ bản. Hiện nay, trở thành nhà quay phim là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ vì đây là ngành nghề “hot” với công việc thú vị, mức lương hậu hĩnh, được làm việc với nhiều người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Tuy nhiên, để theo đuổi nghề này, bạn không cần trau dồi khối lượn lớn kiến thức và kỹ năng, vì vậy cách tốt nhất để giúp bạn tiến nhanh, tiến xa và thành công là hãy tham gia các khóa đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.
Khóa Học Quay Dựng Phim của HNAAu hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều người vì có nhiều ưu điểm nổi bật trong cả chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Để lại thông tin liên hệ vào form bên dưới hoặc gọi điện đến số 1800 255748 nếu bạn cần tư vấn nhé!
Ý kiến của bạn