Boa rô là loại thực phẩm có mùi hăng giống như tỏi, thường được sử dụng để làm thơm các món ăn chay, hoặc tạo mùi đặc trưng cho món súp hầm và món gỏi mùa hè. Trong quá trình chế biến món ăn, chắc chắn bạn đã ít nhất 1 lần nghe đến loại nguyên liệu này. Thế nhưng, bạn có biết rõ boa rô là gì? Và boa rô có công dụng và cách chế biến ra sao? Nếu không thì hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu về loại nguyên liệu này nhé!
Boa rô hay còn gọi là tỏi tây có tên tiếng Anh là Allium Porum, từng được người Ai Cập ưa chuộng. Boa rô có cấu tạo gồm cọng và lá thẳng trơn, căng và có 2 màu trắng và xanh rõ ràng và có củ, hình dáng gần giống với hành lá nhưng kích thước to gấp 3 – 4 lần hành lá thường, rất phổ biến trong các thực đơn kiểu Âu. Bao rô được trồng tại tất cả các vùng có khí hậu ôn hòa trên khắp thế giới.
Boa rô hay còn được gọi là tỏi tây có mùi vị hăng giống tỏi thường được dùng trong các
mòn xào, hầm (Nguồn: Internet)
Công dụng của Boa rô
Theo nghiên cứu, trong 100g boa rô có 30 calori, 86g nước, 3g xơ, 2g protid, 300mg potassium và 63mg can xi. Phần cọng trắng, bộ phận thơm ngon nhất, có vết của các glucid đặc biệt là fructosan tạo nên vị ngọt dịu, vitamin nhóm B, C, E và nhiều khoáng chất. Còn phần lá xanh lại có hàm lượng cô đặc caroten gấp trăm lần và hàm lượng vitamin A, C gấp 2 lần hơn phần cọng trắng nhưng chúng khó ăn hơn.
Giàu vitamin và khoáng chất: Boa rô chứa rất nhiều vitamin C, B6, K, mangan và sắt. Vitamin C có tác dụng trong việc chữa lành vết thương và tổng hợp collagen; vitamin B6 có chức năng giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả; vitamin K giúp tăng cường quá trình đông máu cũng như quá trình trao đổi chất của xương và các mô liên kết. Ngoài ra, sắt đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành của các hemoglobin, giúp ngừa nguy cơ thiếu máu.
Bảo vệ mạch máu: Boa rô chứa chất kaempferol, có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc của các mạch máu và chống các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, chất kaempferol còn tăng cường kích thích cơ thể sản xuất axit nitric, có tác dụng giúp gia tăng mức độ co giãn của các mạch máu, nhờ vậy, có thể giúp kéo giảm nguy cơ cao huyết áp.
Cung cấp axit folic: Trong boa rô có chứa một loại axit folic, được chứng minh có khả năng giúp giảm nồng độ homocysteine trong máu. Việc thường xuyên ăn boa rô có thể giúp giảm mức độ homocysteine, nhờ thế, sẽ giúp bảo vệ tim và các mạch máu.
Giàu chất chống oxy hóa: Boa rô là loại thực phẩm giàu polyphenol. Polyphenol là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do, là tác nhân gây ra nhiều chứng bệnh mãn tính và lão hóa. Trong 100g tỏi tây tươi có chứa khoảng 33mg axit galic, có tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch cũng như chống ung thư.
Nước hầm boa rô có tính lợi tiểu, sát trùng và nhuận trường (Nguồn: Internet)
Ngừa các bệnh viêm mãn tính: Boa rô cũng có chứa các chất polyphenol và kaempferol, có đặc tính chống các chứng viêm mãn tính ở cấp độ thấp, là tác nhân gây ra các bệnh như bệnh tiểu đường, béo phì và viêm khớp dạng thấp. Mặc dù hàm lượng trong boa rô thấp hơn hành và tỏi tuy nhiên nó vẫn có hiệu quả nhất định.
Cách chọn lựa, chế biến và bảo quản boa rô
Khi chọn boa rô bạn nên chọn những cây còn tươi, thân to vừa, củ trắng lá xanh, lá không héo, không bị dập. Không nên chọn những cây hành héo úa, lá vàng. Boa rô có thể bảo quản tươi khoảng 5 ngày trong ngăn mát. Khi đã qua chế biến boa rô chỉ có thể giữ tối đa 2 ngày trong hộp kín. Khi muốn làm đông, boa rô cần phải được chần qua nước sôi vài phút, rửa lại với nước lạnh, để ráo và cho vào bao nilon hoặc hộp. Boa rô được dùng trong nhiều món ăn như:
– Món xào: Hành boa rô xào mù tạt, thịt bò xào hành boa rô…
– Món kho: Cá thu kho rau răm…
– Món sốt: Thịt bằm sốt chua cay…
– Làm gia vị cho nhiều món ăn khác. Từ những thông tin trên, hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn và có cách nhìn khái quát về loại thực phẩm này. Từ đó, biết cách vận dụng và chế biến boa rô một cách phù hợp để mang lại sức khỏe dinh dưỡng cho cả gia đình. Như các bạn đã biết, nhãn là loại trái cây vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Vậy nhãn nhục có tác dụng gì đối với cơ thể, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Ý kiến của bạn