Thường xuất hiện vào rằm tháng 8 âm lịch, bánh Trung thu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Những chiếc bánh tròn đầy, đẹp mắt mang ý nghĩa tốt lành, được nhiều người ưa chuộng. Hãy xem lớp học Chuyên đề bánh Trung thu truyền thống của Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) có gì thú vị nhé.
Bánh Trung thu truyền thống – Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt
Tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa,nhưng nhờ sự thơm ngon và ý nghĩa tốt lành mang lại, bánh Trung thu nhanh chóng được truyền bá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, món bánh này thường xuất hiện vào dịp Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Đoàn viên. Nhiều người yêu thích được tự tay làm nên những chiếc bánh Trung thu thơm ngon, đẹp mắt vừa để thưởng thức vừa làm quà biếu người thân, bạn bè. Để hiểu hơn về ý nghĩa, cách thức làm nên thành phẩm bánh Trung thu truyền thống, chúng ta cùng theo chân các học viên tham gia lớp Chuyên đề bánh Trung thu truyền thống ngay sau đây nhé!
Ý nghĩa của bánh Trung thu trong ngày Tết Đoàn viên
Tết Đoàn viên chính là dịp con cháu thể hiện sự quan tâm và hiếu kính đến ông bà, cha mẹ. Đây cũng là dịp mà mọi người từ khắp nơi trở về với mái nhà thân yêu, quay quần bên nhau, chuyện trò và cùng nhau thưởng thức bánh Trung thu bên tách trà nóng. Những chiếc bánh Trung thu tròn đầy, đẹp mắt được con cháu biếu tặng như một lời tri ân, gửi gắm tình cảm đến những người thân yêu. Người ta thường nhắc đến bánh Trung thu với những ý nghĩa tốt đẹp về sự đủ đầy, viên mãn.
Những chiếc bánh tròn đầy, đẹp mắt mang ý nghĩa đặc biệt cho ngày Tết Đoàn viên
Thưởng thức bánh Trung thu được xem là một nghệ thuật, là sự kết hợp hài hòa giữa bánh Trung thu thơm ngọt bên tách trà nóng, mang lại cho người thưởng thức thú vui tao nhã, khoảng thời gian bình yên chiêm nghiệm về cuộc đời.
Chính những ý nghĩa đặc biệt ấy, chiếc bánh Trung thu ngày càng trở nên có giá trị và sức hấp dẫn đối với nhiều người. Ngày nay, xu hướng học làm bánh Trung thu ngày càng tăng, nhiều người yêu thích được tìm hiểu và tự tay làm bánh tại nhà vừa đảm bảo an toàn vệ sinh vừa tiết kiệm chi phí.
Những điều thú vị tại lớp học Chuyên đề bánh Trung thu Truyền thống
Yếu tố quyết định độ thơm ngon của chiếc bánh Trung thu
Đến với buổi học Chuyên đề bánh Trung thu, các học viên đã được tìm hiểu công thức thực hiện bánh Trung thu nướng và bánh dẻo. Những chiếc bánh nướng truyền thống với lớp vỏ màu vàng ươm, mềm mịn cùng nhân mặn ngọt hấp dẫn. Bánh Trung thu dẻo cũng không kém phần thơm ngon với hương vị ngọt thanh được làm từ bột nếp trắng tinh và nhân đậu xanh mềm dẻo.
Nhân bánh đa dạng, bắt mắt được chính tay các học viên thực hiện
Chiếc bánh Trung thu thơm ngon, đạt chuẩn khi có sự kết hợp hài hòa giữa phần nhân và vỏ bánh. Nhân bánh Trung thu khá đa dạng, người thợ làm bánh thật tài hoa khi có thể sáng tạo và kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân bánh nhiều vị, đẹp mắt. Tại buổi thực hành, các học viên được hướng dẫn cách lựa chọn, sơ chế và kết hợp các nguyên liệu để làm nên phần nhân đậm đà, chuẩn vị.
Mỗi người một tay vê nhân bánh trước khi tạo hình
Nếu nhân bánh làm nên sự ngọt ngào bên trong thì vỏ bánh là yếu tố tạo nên những ấn tượng đầu tiên đối với thực khách. Để vỏ bánh mềm thơm, đẹp mắt yêu cầu người làm bánh phải nắm được kỹ thuật trộn bột và tạo hình bánh. Bên cạnh công thức trộn bột và những lưu ý đối với vỏ bánh Trung thu, Giảng viên còn chia sẻ “bí quyết” làm nước đường để bánh lên màu đẹp và bảo quản lâu hơn.
Giảng viên hướng dẫn cách nhào bột vỏ bánh nướng
Vỏ bánh dẻo trắng tinh hấp dẫn do chính tay học viên thực hiện
Nước đường được xem là linh hồn vỏ bánh Trung thu nướng
Nghệ thuật tạo hình bánh Trung thu
Hình dáng chính là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của bánh Trung thu. Vì thế, Giảng viên đặc biệt chú trọng hướng dẫn học viên những kỹ thuật tạo hình bánh. Từng chiếc bánh được vê tròn và đúc bằng khuôn với hình dáng độc đáo và đẹt mắt. Để có được chiếc bánh độc đáo, tinh tế, các học viên phải cố gắng, tỉ mỉ trong từng chi tiết.
Kỹ thuật vào nhân bánh cẩn thận, tỉ mỉ
Giảng viên hướng dẫn cách đúc bánh bằng khuôn nhựa khéo léo
Bánh Trung thu nướng với hoa văn đẹp mắt, quyến rũ
Bánh dẻo trắng tinh được tạo hình vô cùng đáng yêu
Quết hỗn hợp lòng đỏ trứng – Bí quyết giúp bánh lên màu óng ả sau khi nướng
Thành phẩm bánh Trung thu nướng vàng thơm, óng ả
Riêng đối với bánh nướng, Giảng viên đặc biệt lưu ý phương pháp nướng bánh, cách điều chỉnh nhiệt độ và thời gian để bánh chín đều, lên màu đẹp mắt. Đặc biệt, bánh Trung thu chưa thể thưởng thức ngay sau khi nướng, dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng phải chờ 2 – 3 ngày, chờ khi bánh chắc form, cứng và khô lại thì dùng sẽ ngon hơn.
Cả lớp chụp một bức ảnh lưu niệm trước khi kết thúc buổi học
Cuối cùng, cả lớp cũng hoàn thiện thành phẩm bánh Trung thu nướng và dẻo thơm ngon, bắt mắt. Công thức làm bánh Trung thu không quá công phu nhưng để có được thành phẩm đạt chuẩn, đòi hỏi cả lớp phải phối hợp nhịp nhàng các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Hi vọng rằng, với những kiến thức và kỹ năng được Giảng viên truyền đạt, các học viên sẽ tự tin thực hiện bánh Trung thu vào dịp Tết Đoàn viên sắp tới.
Ý kiến của bạn