Bánh tro được xem là không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ. Nếu bạn đang tìm cách làm bánh tro đúng chuẩn và cách làm mật mía để ăn kèm. Hãy tham khảo ngay công thức được Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) chia sẻ dưới đây nhé!
Bánh tro thường được gói theo hình khối tam giác. Ảnh: Internet
Bánh tro còn có nhiều tên gọi khác như bánh gio, bánh u tro hay bánh nẳng. Bánh được làm từ hai nguyên liệu chính là gạo nếp và nước tro, gói trong lá tre.
Ở nước ta, tục lệ ăn bánh tro trong dịp tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm) như một nét đẹp văn hóa, là cách để thể hiện lòng thành với tổ tiên, cầu mong một vụ mùa bội thu, có nhiều sức khỏe và gặp may mắn.
Cách làm bánh ú tro không nhân truyền thống
Nguyên liệu
- 450gr gạo nếp
- 1 muỗng canh nước tro tàu
- 1 muỗn canh dầu thực vật
- 30 lá tre khô
- Muối
- Dây lạt
***Công thức này làm được 16 bánh nhỏ hoặc 10 bánh lớn.
Các bước thực hiện
Ngâm gạo
Bạn cho gạo nếp vào âu lớn và đổ nước ngập trên bề mặt gạo khoảng 2cm. Thêm nước tro và dầu vào, trộn đều. Khi thấy phần nước trong âu chuyển sang màu vàng nhạt do có nước tro thì đậy âu lại, ngâm gạo qua đêm hoặc ít nhất 8 tiếng.
Trong một khay hoặc xô lớn, cho lá tre khô và nước ngập. Đè lá xuống bằng một bát lớn đựng đầy nước hoặc vật nặng để tất cả lá ngập nước.
Gạo sau khi ngâm xong, rửa sạch rồi xóc với một ít muối. Ảnh: Internet
Ngâm gạo đến khi nào ta lấy 2 đầu ngón tay di hạt gạo thấy vỡ vụn là được. Tiếp đó, bạn đổ bỏ nước ngâm gạo nếp. Vo và rửa gạo thật sạch, xóc với 20gr muối, để ráo nước.
Sơ chế nguyên liệu
Lá tre vào một âu lớn khác, ngâm ngập nước. Bạn có thể dùng một vật nặng để đè lên lá đang ngập nước.
Sau khi ngâm cho lá tre cho mềm, bạn rửa sạch rồi dùng khăn lau hai mặt lá để loại bỏ bụi bẩn. Cắt bỏ cuống cứng và đầu lá màu nâu. Loại bỏ lá có lỗ hoặc bị rách.
Chọn lá tre khô có chiều dài từ 35 – 45cm, chiều rộng khoảng 8cm
Bạn lấy từng lá tre, dùng kéo cắt bỏ 2cm từ phần gốc lá. Hướng mặt nhẵn về phía bạn. Đây là mặt sẽ chứa nhân. Gấp một phần ba lá dọc theo chiều dài, gấp đầu cứng lên mặt dài hơn và gấp thành hình nón, với lá nhô ra từ một đầu.
Cách gói bánh tro
Bạn lấy một lá tre, hướng mặt nhẵn hơn lên trên, đây là mặt sẽ ở phía trong, cuốn lá thành hình phễu.
Lá tre phải được làm sạch để không ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Ảnh: Internet
Tiếp theo, bạn cho 3 muỗng gạo nếp vào và ấn nhẹ bằng ngón tay để làm phẳng bề mặt gạo.
Gấp hết các góc còn lại của lá thật kín, buộc lại bằng dây lạt. Để đảm bảo an toàn hơn, bạn có thể dùng một đoạn dây lạt khác để quấn bánh ú lại, lần này theo chiều ngang.
Gạo sẽ nở ra trong quá trình nấu, nên bạn không siết quá chặt bánh tro khi gói Ảnh: Internet
Có thể thay thế dây lạt bằng ni lông, dây dù sợi mảnh… Ảnh: Internet
Luộc bánh
Trong một nồi lớn, xếp bánh tro gọn gàng rồi đổ nước vào nồi, lượng nước phải ngập trên đỉnh bánh từ 15 – 20cm. Thêm 1 muỗng cà phê nước tro vào nồi, khuấy đều.
Đổ nước ngập chóp bánh để thành phẩm chín đều. Ảnh: Internet
Đun nước sôi, sau đó hạ lửa xuống ở mức vừa. Luộc bánh tro trong khoảng 5 tiếng. Lúc luộc, bạn dùng một chiếc rổ hoặc vỉ tre đậy lên trên bánh, rồi lấy một vật nặng đè lên, sau đó đậy nắp lại, như vậy bánh sẽ không bị nổi lên trên và chín đều.
Trong quá trình luộc bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng nước, nếu thấy nước vơi bớt, bạn châm thêm nước sôi vào. Bánh sau khi luộc chín, bạn vớt ra để nguội hoàn toàn rồi mi thưởng thức.
Cách nấu mật mía ngon, sánh.
Trong thời gian luộc bánh, bạn chuyển qua công đoạn làm mật mía để chấm bánh tro. Nếu không thích dùng mật mía, bạn có thể thay thế bằng cách chấm bánh tro với đường cát, mật ong hoặc đường thẻ.
Nếu không dùng mật mía, bạn có thể chấm bánh tro với đường. Ảnh: Internet
Để làm mật mía, bạn mua nước mía ép ở ngoài hàng về, lọc kỹ để bỏ hết cặn. Tiếp đó, bạn cho nước mía vào nồi, đun sôi với lửa to sau đó hạ nhỏ lại nấu tầm 2 tiếng.
Trong quá trình nấu mật mía chấm bánh tro, bạn phải khuấy đều tay, vớt bỏ bọt. Khi thấy nước mía cô lại, sánh và có màu vàng nâu là đạt. Bạn tắt bếp, chờ mật nguội.
Yêu cầu thành phẩm
Những chiếc bánh tro thành phẩm trông như một khối thạch núng nính, có màu hổ phách trong vắt, đặc biệt là màu của bánh sẽ đều nhau và không bị loang lổ.
Khi thưởng thức, bạn sẽ thấy bánh tro có vị lạt, thơm mùi thảo mộc, không bị nồng, cảm nhận đươc độ dẻo vừa phải, chín đều từ trong ra ngoài. Khi cắt, ruột bánh mịn, không bị vụn nát.
Bánh tro là món ăn mát lành, dễ tiêu. Ảnh: Internet
Cách làm bánh tro nhân đậu xanh
Bạn chuẩn bị 100gr đậu xanh cà vỏ, đãi sạch rồi ngâm với nước ấm trong 1 – 2 tiếng. Tiếp đó bạn vớt đậu ra ngoài, rửa lại với nước rồi cho đậu vào nồi, thêm nước lọc vào ngập mặt đậu, nấu với lửa vừa.
Khi thấy nước trong nồi vơi bớt, bạn cho 50gr đường vào, khuấy đều để đường tan. Tiếp tục nấu đến khi đậu chín mềm, trong quá trình nấu đậu bạn nên thường xuyên vớt bọt.
Để thích ăn nhân bánh nhuyễn mịn, bạn cho vào máy xay nhuyễn trước khi sên.
Ảnh: Internet
Đậu xanh chín nhừ, bạn cho qua chảo chống dính, sên với lửa nhỏ.
Bạn đợi phần nhân đậu nguội, chia đều rồi vo thành từng viên tròn để làm bánh tro nhân đậu xanh. Bạn cũng có thể dùng đường nâu thay đường cát để màu sắc của nhân thêm phần lạ mắt.
Với công thức làm bánh tro ở trên, thay vì dùng 3 muỗng gạo nếp cho một chiếc bánh. Bạn cho 1 muỗng gạo vào, tiếp đến là viên nhân đậu xanh và thêm 1 muỗng gạo lên trên cùng, gói bánh và luộc tương tự như đã chia sẻ ở trên.
Cách làm bánh tro không có nước tro
Nếu nhà không có sẵn nước tro, bạn có thể thay thế bằng baking soda (muối nở) để tạo độ kết dính cho bánh.
Baking soda (muối nở) dùng thay thế nước tro tàu. Ảnh: Internet
Bạn cho 20gr baking soda vào chảo chống dính, đảo đến khi xuất hiện bọt khí trên hỗn hợp là được. Hoặc baking soda lên giấy nến, dàn đều rồi cho vào lò nướng để mức nhiệt ở 120 độ C trong vòng 1 tiếng.
Tiếp theo, bạn hòa baking soda đã nhiệt phân với 800ml nước lọc và dùng để ngâm nếp. Đến bước này, bạn thực hiện tương tự như cách làm bánh tro đã hướng dẫn.
Lưu ý khi làm bánh tro tại nhà
Mẹo thực hiện thành công món bánh tro
- Hiện nay có nhiều loại nếp ngon, tuy nhiên để làm bánh tro bạn ưu tiên chọn mua nếp cái hoa vàng để thành phẩm dẻo mịn, không bị sượng.
- Không ngâm gạo nếp quá lâu, bánh sẽ có vị nồng.
- Nồi nấu bánh phải được rửa sạch, đảm bảo không dính dầu mỡ nếu không luộc bánh sẽ bị sượng, không nhừ.
- Bạn không nên dùng nhiều muối nở sẽ làm bánh tro bị chát. Ngược lại, nếu dùng ít hơn bánh sẽ không lên màu đẹp.
- Nếu không có lá tre, bạn thay bằng lá dong, lá chuối, lá đót để gói bánh.
Lá đót (lá chít) thay lá tre để gói bánh tro. Ảnh: Internet
Cách sử dụng tro tàu an toàn
- Nên để nước tro tàu xa tầm tay trẻ em.
- Trong nước tro tàu có chứa nồng độ chất gây bỏng khá cao, rất dễ gây bỏng nặng nên bạn cần cẩn trọng khi sử dụng.
- Không cho trực tiếp nước tro tàu vào các vật dụng bằng bằng thiếc, nhôm…
Bảo quản bánh tro và mật mía
Bánh tro có thể để được 3 ngày, nếu để trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được tối đa 1 tuần, hoặc trong tủ đông trong 3 tháng.
Đối với bánh tro đã để tủ lạnh, hấp hoặc luộc trong 10 phút. Đối với bánh bảo quản trong tủ đông lạnh, hấp hoặc luộc trong 25 phút.
Mật mía có thể dùng đến một năm nếu bảo quản đúng cách. Sau khi nấu xong, bạn cho mật vào hũ thủy tinh để giữ trọn mùi vị, không dùng hũ nhựa sẽ khiến cho mật bị chua. Tiếp đó, để mật ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc gần những khu vực nóng như bếp.
Đựng mật mía trong chén sứ, hũ thủy tinh để tránh ảnh hưởng đến chất lượng.
Ảnh: Internet
Ngoài dịp tết Đoan Ngọ, ngày nay, bạn có thể ăn bánh tro quanh năm. Với cách làm cách tro mà HNAAu chia sẻ, bạn có thể trổ tài khéo léo, làm bánh tro thanh mát dùng làm món tráng miệng để chiêu đãi cả nhà. Để khám phá thêm nhiều bí quyết làm bánh khác, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo bạn nhé!
Ý kiến của bạn