Tại sao bánh chưng lại có hình vuông và tên gọi của bánh bắt nguồn từ đâu? Từng màu sắc và cách sắp xếp của các nguyên liệu tạo nên bánh chưng có ý nghĩa riêng gì không? Đây là một trong rất nhiều câu hỏi được Giảng viên – Chuyên gia hàng đầu về ẩm thực Việt đặt ra cho Học viên trong buổi học về Ẩm thực Việt Nam. Bạn sẽ vô cùng hối tiếc nếu không tham dự bài học quý giá này.
Ẩm thực Việt Nam được hình thành và phát triển trải dài qua bao nhiêu năm lịch sử, từ thời vua Hùng dựng nước tới những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ để dành lại hòa bình. Những nét đặc trưng và độc đáo của ẩm thực Việt Nam sẽ dần được hé lộ rõ nét hơn qua lời giảng đầy thú vị và hấp dẫn của Giảng viên. Bạn sẽ thấy yêu quý và kính trọng khi hiểu rõ hơn về những tinh hoa của nền ẩm thực đã được cha ông chúng ta xây dựng khi đi sâu vào bài học nấu món Việt.
Văn hóa Ẩm thực Việt Nam là nền văn hóa hàng ngàn năm
Văn hóa ẩm thực là gì? Đó chính là những giá trị tinh thần về ẩm thực được lưu truyền qua nhiều thế hệ, được đúc kết và duy trì theo thời gian. Có nhiều yếu tố tạo nên văn hóa ẩm thực như Tập quán, Khẩu vị, Ứng xử, Kiêng kỵ, Chế biến, Bày biện, Thưởng thức và mỗi yếu tố này lại bị chi phối bởi 5 yếu tố chính là: Địa lí, Tự nhiên, Con người, Lịch sử, Kinh tế. Khi đã nắm bắt được nguyên lý chi phối này, lý do về khẩu vị đặc trưng hay nguyên liệu độc đáo để làm món ăn sẽ trở nên đơn giản hơn với bạn. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú khi được nghe Giảng viên phân tích những điều thú vị đã góp phần tạo nên một nền văn hóa ẩm thực đậm sắc của nước Việt Nam.
Một set menu món Việt đầy hấp dẫn
Khi nói tới văn hóa ẩm thực, Tập Quán sẽ là yếu tố được nói tới đầu tiên. Tập quán ăn uống của một dân tộc, vùng, quốc gia chính là những thói quen đã được hình thành trong ăn uống, được mọi người chấp nhận và làm theo. Ở nhiều tỉnh miền Bắc, do hơn 1000 năm bị đô hộ bởi phương Bắc nên ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng Nho giáo như trọng nam khinh nữ, thể hiện rõ rệt ngay trong bữa cơm gia đình khi có mâm cơm dành cho nam và mâm dành cho nữ, đây chính là yếu tố lịch sử chi phối. Hoặc khi nói về Khẩu Vị chúng ta phải phân tích bằng địa lý, kinh tế, con người và tự nhiên: Miền Trung nằm trải dài ngang eo biển Việt Nam, một bên giáp biển, một bên giáp núi, khí hậu khắc nghiệt, hằng năm đón bão, được mệnh danh là nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Địa lý tự nhiên, khí hậu sẽ quy định nguồn lương thực thực phẩm mà người dân nơi đó sử dụng, việc nằm ở vị trí giáp biển nên lương thực chính của người miền Trung sẽ là thủy hải sản, vị cay sẽ giảm bớt mùi tanh, tăng thêm hương vị cho món ăn,…. Hay lí do vì sao người miền Nam lại thích ăn ngọt và béo sẽ được bật mí ngay trong phần này. Với những yếu tố khác, bạn cũng có thể ứng dụng 5 yếu tố chính để phân tích là có thể khám phá ra được những điều tuyệt diệu ẩn chứa trong nó.
Mì Quảng – món ăn nổi tiếng của miền Trung đầy nắng và gió
Bạn sẽ được cùng Giảng viên phân tích sự khác nhau giữa văn hóa Ẩm thực Việt Nam với các nước phương tây để hiểu sâu và rõ hơn, ứng dụng được chính xác khi chế biến và set menu món ăn Việt sau này. Nếu như ở Việt Nam, chúng ta sẽ ăn no vào buổi trưa thì phương Tây lại chọn bữa sáng là bữa ăn no nhất trong ngày. Nếu người phương Đông quen dùng đũa khi ăn thì người phương Tây lại dùng muỗng nĩa,… Khi hiểu rõ được sự khác biệt, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về nền ẩm thực nước ta và sẽ chế biến được những món ăn đúng nhu cầu của thực khách Việt.
Đặc trưng Ẩm thực 3 miền: Bắc – Trung – Nam đầy độc đáo
Ẩm thực Việt Nam có sự phân hóa rất rõ rệt giữa 3 miền. Một người đầu bếp món Việt phải nắm rõ được sự khác biệt này để có thể nấu được những món ăn hợp khẩu vị và đặc trưng của từng miền. Sau khi đi khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam, các bạn Học viên sẽ cùng khám phá thêm sự đa dạng đầy màu sắc của ẩm thực từng vùng miền.
Thịt nướng riềng mẻ và canh cá chép riêu chua đậm phong vị miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc nghiêm ngặt đến bảo thủ. Tại sao lại có kết luận như vậy? Thông qua 3 yếu tố lịch sử, địa lý và kinh tế, Học viên sẽ hiểu rõ được lý do. Sự đô hộ của Trung Quốc, kèm theo cuộc sống đầy khó khăn trong những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ, nạn đói,.. đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền ẩm thực miền Bắc. Bạn sẽ nhận ra bột ngọt được sử dụng nhiều trong nêm nếm món ăn của miền Bắc đến mức có thể nhận xét khẩu vị của miền Bắc chính là vị ngọt của bột ngọt. Bạn có biết lý do tại sao không? Bí mật sẽ được bật mí trong buổi học đấy! Đặc biệt, bạn sẽ biết rõ hơn về cách sử dụng các loại gia vị đặc trưng của miền Bắc trong nấu nướng như riềng, mẻ, mắm tôm,…
Ẩm thực miền Trung mang đậm phong cách cung đình cầu kì do từng là nơi đặt kinh đô của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Các món ăn tập trung vào vị mặn và cay nhiều do điều kiện địa lý, khí hậu khắc nghiệt nhưng lại không hề thiếu sự tinh tế, đậm màu sắc. Ẩm thực của miền đất nơi đây có rất nhiều điều lý thú mà bạn sẽ phải tốn thời gian rất nhiều mới có thể hiểu và nắm bắt được. Những loại gia vị mà bạn có thể hay gặp trong chế biến món ăn miền Trung như: củ nén, ớt, tiêu, tỏi và nắm ruốc Huế.
Cá lóc nướng trui và lẩu dê – món ăn dễ tìm thấy tại miền Nam
Ẩm thực miền Nam lại có sự khác biệt hơn với hai miền còn lại, do ảnh hưởng từ phong trào khai hoang từ xưa nên nơi đây được nhận định có nền ẩm thực hào phóng, hoang dã. Khi nếm các món ăn miền Nam thì vị ngọt của đường, chua của me và béo của cốt dừa là nổi trội nhất. Sự hoang dã có thể thấy qua cách chế biến các món ăn như: chuột đồng nướng, cá lóc nướng trui,…Đặc biệt, miền Nam cũng nổi tiếng với những món ăn chế biến từ các loại mắm cá.
Với rất nhiều những kiến thức thú vị nhưng không hề kèm phần quan trọng sẽ được Giảng viên đem đến cho Học viên trong buổi học này. Khi đã đặt mục tiêu trở thành một đầu bếp chuyên về món Việt thì bạn chắn chắn phải nắm rõ được về đặc điểm ẩm thực của 3 miền nước ta.
Xu hướng ẩm thực Việt Nam hiện đại và hướng đi của đầu bếp Việt
Xã hội ngày càng hiện đại và xu hướng ẩm thực thay đổi liên tục đã ảnh hưởng nhiều tới nền ẩm thực nước ta. Nếu khi xưa cha ông chúng ta chỉ cần một ngày hai bữa, thì hiện nay, ngoài 3 bữa chính trong ngày đã có thể nhiều bữa phụ như trà chiều, buổi xế. Nhu cầu ăn uống cũng như khẩu vị của người Việt Nam cũng thay đổi nhiều hơn, nhiều bữa ăn nhanh ngoài tiệm hơn các bữa cơm tại gia đình.
Món ăn Việt được trang trí theo phong cách hiện đại, hấp dẫn phù hợp với xu hướng
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, thực khách đã bắt đầu chú trọng và quan tâm hơn tới các món ăn tốt cho sức khỏe và nhu cầu về ẩm thực sạch lại trở nên phổ biến hơn. Khi trở thành một đầu bếp Việt, việc nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của thực khách vô cùng quan trọng. Học viên sẽ nắm được những thông tin quan trọng qua bài giảng chi tiết từ Giảng viên.
Sau khi kết thúc bài học lý thuyết vô cùng thú vị và nhiều bổ ích này, chắc chắn rằng các bạn sẽ càng yêu thêm nềm ẩm thực nước nhà và khâm phục sự uyên bác của cha ông đi trước. Đừng bỏ lỡ cơ hội được hiểu rõ hơn về cội nguồn ẩm thực Việt Nam nhé!
Ý kiến của bạn