Bạn đang vận hành doanh nghiệp nhỏ và loay hoay tìm kiếm chiến lược digital marketing hiệu quả? Hãy cùng tham khảo 7 gợi ý chiến lược digital marketing sau đây từ Khóa Học Digital Marketing Á Âu nhé.
Blog với tư duy SEO
Trong chiến lược digital marketing, blog không phải là nơi để bạn viết những gì diễn ra hằng ngày (kiểu như viết nhật ký), mà hãy viết về những điều khách hàng tiềm năng đang THỰC SỰ tìm kiếm.
Ví dụ bạn là doanh nghiệp kinh doanh linh kiện máy tính. Rất có khả năng khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm những câu hỏi như vì sao máy tính bị chậm, làm thế nào để tăng tốc cho máy tính, cách tự build máy tính…
Tin mừng là bạn vừa có thể giúp độc giả giải quyết vấn đề của họ, vừa có thể tích hợp thông tin sản phẩm của bạn vào chính nội dung đó. Ví dụ, máy tính bị chậm sẽ liên quan đến RAM, CPU hoặc ổ cứng. Trong bài viết của mình, bạn nên giúp người đọc tìm hiểu nguyên nhân là gì và lồng ghép giải pháp bằng cách gợi ý sản phẩm của mình trong bài viết.
Tương tự, nếu bạn môi giới bất động sản, hãy ngưng viết về các giải thưởng trong lĩnh vực này đi, bởi sẽ chẳng mấy ai quan tâm đâu. Thay vào đó, hãy tập trung những vấn đề thực tế mà khách hàng tiềm năng sẽ quan tâm đến như làm thế nào để mua nhà, cách đầu tư bất động sản, điểm tín dụng để mua nhà… thì sẽ hiệu quả hơn.
(Nguồn ảnh: Internet)
Có hai phương pháp để xác định điều mà người dùng đang tìm kiếm. Cách đầu tiên là phỏng đoán. Cách thứ hai và hiệu quả hơn là dùng Ahrefs Keywords Explorer và tìm từ khóa gốc (seed keyword). Ví dụ trong lĩnh vực Digital Marketing, seed keyword là “digital marketing”…
Ở phần Questions, bạn sẽ thấy những câu hỏi phổ biến được người dùng quan tâm nhiều nhất:
Bước tiếp theo cần làm sẽ là phân tích độ khóa từ khóa và tạo ra content tối ưu, mang đến giá trị hữu ích cho người dùng.
Video marketing trên YouTube
YouTube là bộ máy tìm kiếm lớn thứ ba trên thế giới, và đó cũng là nơi người dùng tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề họ gặp phải. Ví dụ, trong vòng một tháng có đến 86000 lượt tìm kiếm cho từ khóa “digital marketing”:
Nếu bạn bán lẻ mỹ phẩm hoặc dụng cụ trang điểm, hãy tạo video về chủ đề này và gợi ý một vài sản phẩm trong video. Vlogger Danielle Mansutti là một ví dụ. Video “makeup for beginners” của Danielle đạt #1 trên YouTube với 2.6 triệu views.
Trong video, Danielle giới thiệu những sản phẩm tốt nhất và hướng dẫn cách mua trong phần video description:
Hiện tại, Google hiển thị nhiều kết quả video cho các tìm kiếm khác nhau. Vì thế video của Danielle cũng sẽ được xếp hạng cho những cụm từ liên quan.
(
Video cũng nhận được 2,900 lượt xem mới mỗi tháng chỉ tính từ Google:
Để tìm những chủ đề người dùng đang quan tâm trên YouTube, hãy truy cập Ahrefs Keyword Explorer, chuyển bộ máy tìm kiếm sang YouTube, tìm từ khóa rộng (broad keyword) trong lĩnh vực của bạn. Nếu bạn bán ốp lưng iPhone thì tìm “iPhone” hoặc “iPhone X”.
Bảng báo cáo Questions sẽ hiển thị những câu hỏi người dùng đặt ra cho chủ đề này. Ví dụ “cách unlock iPhone 6”, “cách thay màn hình iPhone 6”…
Khi đã biết cách khai thác tốt những từ khóa này, hãy tiếp tục tạo video thật sự hữu ích và có giá trị cho người dùng. Tránh sự rườm rà và quảng cáo lộ liễu.
Social media marketing
Liên tục đăng bài viết lên khắp các kênh sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Điều đó chỉ làm lãng phí thời gian và khiến độc giả ngao ngán. Vậy lời khuyên social media marketing ở đây là gì?
Tập trung vào một mạng xã hội
Nếu bạn dàn trải thời gian và công sức trên quá nhiều mạng xã hội, hiệu quả thu về thường không cao. Vậy nên tập trung vào cái nào? Tất nhiên không phải là cái có nhiều người dùng theo dõi nhất. Hãy tìm mạng xã hội người dùng thường lui tới nhất và xem xét bạn có thể mang lại lợi ích gì cho họ. Ví dụ các chuyên gia SEO sẽ thường lui tới Twitter và Facebook (thay vì Snapchat hoặc Instagram), còn các food blogger thì thường lui tới trên Pinterest…
Phục vụ theo từng nền tảng
Bất kể bạn chọn nền tảng nào thì cũng phải biết vì sao khách hàng có mặt ở đó và bạn sẽ phục vụ họ ra sao.
Với YouTube, đa phần họ sẽ lên đó để giải trí hoặc học hỏi. Với Facebook, họ thích xem những nội dung thú vị, hài hước hoặc gây sốc để chia sẻ bạn bè (do đó hãy kể một câu chuyện độc đáo, tạo video ngắn hoặc thứ gì đó hoàn toàn khác biệt). Với Twitter, họ cần giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả.
Podcasting
Có hai cách để tiếp thị cho doanh nghiệp bằng podcast.
Tự làm podcast
Phương pháp này hữu ích cho việc xây dựng thương hiệu và cộng đồng; tuy nhiên sẽ khá tốn thời gian và công sức, bởi không phải ai cũng có đủ thiết bị và mạng lưới kết nối đủ rộng trong lĩnh vực mình hoạt động.
Tìm cách để được phỏng vấn lên podcast của ai đó
Trước hết, bạn chọn những podcast yêu thích trong lĩnh vực bạn hoạt động. Chú ý tên khách mời trong title và trang dẫn về website của khách mời (cụ thể là trang chủ).
Tiếp theo, dán trang chủ vào Ahrefs Site Explorer, chỉnh sang chế độ “URL”, vào bảng báo cáo Backlinks. Dùng Include để chỉ hiển thị những backlink có tên của người đó trong title của trang referring. Thế là chúng ta đã có danh sách các podcast có tên khách mời.
Khi đã tìm được các web nên làm podcast, bạn sẽ liên hệ và cho họ biết lí do vì sao họ nên phỏng vấn bạn và bạn có thể đem lại những gì cho người dùng của họ.
Email marketing
Bước đầu tiên để làm email marketing là tạo traffic về website. Có rất nhiều cách để tạo traffic về website, tuy nhiên chiến lược Blog với tư duy SEO (đã phân tích ở trên) là chiến lược dài hạn bạn nên tận dụng.
Bước tiếp theo là thuyết phục khách truy cập đăng ký nhận bản tin của bạn. Có nhiều cách như tặng khóa học miễn phí, tải phiên bản PDF của bài viết… Tóm lại là những gì mang lại giá trị cho khách hàng.
Xây dựng danh sách là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự kiên trì. Vì thế, bạn cần cố gắng duy trì tương tác với người dùng và gửi cho họ những thông tin giá trị.
Forum và trang cộng đồng
Diễn đàn và trang cộng đồng như Reddit, Quora hay Facebook là kênh marketing tuyệt vời. Nếu làm marketing trên các trang này, cần nhớ rõ hai nguyên tắc:
+ Không chào bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp: Người dùng tương tác trên các nền tảng này nhằm mục đích giải trí và giáo dục. Mục tiêu chính của họ không phải mua hàng.
+ Thỉnh thoảng link tới content của bạn chỉ khi thích hợp: Do hầu hết link trên các nền tảng này là nofollow, tức không đem lại giá trị SEO.
Luôn tâm niệm những nền tảng này là nơi để chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, xây dựng mối quan hệ và giúp đỡ người khác.
Quảng cáo trả tiền
Trước khi bắt tay vào Paid Ads (Quảng cáo trả tiền), hãy quan tâm đến ba yếu tố ABC sau đây.
A (Audience – Khách hàng)
Bước đầu tiên phải xác định được nền tảng mà khách hàng tiềm năng sử dụng. Quảng cáo sai đối tượng sẽ chỉ khiến bạn tốn tiền mà không thu về lợi ích nào.
B (Budget – Ngân sách)
Hầu hết quảng cáo PPC đều hoạt động dựa trên cơ sở đấu giá. Càng nhiều nhà quảng cáo, giá càng đắt. Giải pháp là hãy tìm kiếm những keyword có CPC (cost per click) thấp.
Để làm điều này, trước hết gõ seed keyword vào Ahrefs Keywords Explorer, vào Phrase match để xem tất cả keyword chứa từ khóa đó trong dữ liệu. Bước cuối cùng là lọc theo CPC để có những từ khóa vừa rẻ hơn, vừa có search intent (mục tiêu tìm kiếm) rõ ràng.
CPC không chỉ có trên Google. Bạn có thể sử dụng các nền tảng khác với CPC thấp hơn như Facebook, Twitter, Pinterest vàYoutube.
C (Commerciality – Tính thương mại)
Đây là lúc bạn tạo cầu nối giữa mục tiêu khi người dùng sử dụng nền tảng và cách bán sản phẩm. Cầu nối sẽ là content.
Ví dụ, bạn kinh doanh nội thất và muốn quảng cáo trên Pinterest thì đừng gửi cho họ các trang sale page. Do người dùng sử dụng Pinterest không tìm kiếm các trang bán hàng trên đó. Cái họ tìm kiếm là ý tưởng và nguồn cảm hứng. Những blog post về mẹo trang trí phòng khách sẽ phù hợp hơn với họ.
Kết Luận
Chìa khóa thành công của digital marketing ngày nay là học cách thích nghi với mindset của người tiêu dùng. Nói cách khác, đừng bán hàng một cách “sỗ sàng” mà hãy nhẹ nhàng đưa ra những giải pháp giúp người dùng giải quyết vấn đề của họ bằng những content giá trị trong khả năng của doanh nghiệp.
Ý kiến của bạn