6 Chiến Thuật SEO Độc Đáo Nên Được Thực Hiện Hằng Ngày (Phần 2)

Tiếp nối bài viết Phần 1 ở kỳ trước, hôm nay hãy cùng tìm hiểu 3 chiến thuật mạnh mẽ còn lại để mang lại những kết quả bất ngờ cùng Khóa học SEO Á Âu nhé!

#4. Tăng tốc độ website bằng cách nén hình ảnh

Nhiều người nghĩ rằng tốc độ website không liên quan nhiều đến kết quả kinh doanh nhưng đây thực sự là một yếu tố vô cùng quan trọng cho sức khỏe của doanh nghiệp.

Đối với việc xếp hạng tìm kiếm, thì Google sử dụng chỉ số PageSpeed như là một tín hiệu xếp hạng trong thuật toán của họ. Điều này có nghĩa là điểm số PageSpeed cao có thể giúp gia tăng vị trí của bạn trong các kết quả tìm kiếm.

Ngoài ra, PageSpeed cũng đo lường về trải nghiệm người dùng (User Experience). Điều này có nghĩa là trải nghiệm người dùng tệ sẽ khiến cho điểm số PageSpeed thấp theo và làm bạn bị sụt giảm thứ hạng trong SERPs.

chi-so-pagespeed-la-gi

(Nguồn ảnh: Internet)

Vậy bao nhiêu mới được xem là đủ nhanh? Tốc độ trung bình của trang khác nhau tùy theo vị trí (location) và lĩnh vực hoạt động (industry), nhưng hiện tại nó đang dao động quanh mức 9 giây.

toc-do-trang-theo-localtion-va-category

(Nguồn ảnh: MachMetrics Speed Blog)

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa 9 giây là mức chuẩn về tốc độ. Thực tế là đối với Google, đây là một con số không được đánh giá tốt.

toc-do-tai-trang-trung-binh

(Nguồn ảnh: Internet)

Google khuyến nghị rằng bạn nên đặt mục tiêu tối ưu thời gian tải trang trong khoảng 3 giây. Bởi vì theo như hình minh họa dưới đây thì khi thời gian tải trang càng lâu thì tỉ lệ thoát càng tăng lên rất cao:

thong-ke-ve-load-time-cua-google

Mối quan hệ giữa thời gian tải trang và tỉ lệ thoát (Nguồn ảnh: Google)

Nếu các trang của bạn mất đến 9 giây để tải, thì tỉ lệ thoát của nó sẽ cao hơn 123% so với khi nó được tải trong khoảng thời gian không đến 3 giây. Vậy bạn có thể làm gì để tăng tốc cho các page và giảm thời gian tải trang xuống?

Hãy bắt đầu bằng việc sử dụng công cụ PageSpeed Insights của Google để xác định những vấn đề đang gặp phải.

cong-cu-pagespeed-insights-cua-google

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngoài ra, bạn cũng nên thử công cụ Test Your Site của Google để kiểm tra tốc độ trang trên thiết bị di động.

cong-cu-google-test-your-site

(Nguồn ảnh: Internet)

Cả hai công cụ trên sẽ chấm điểm các web page của bạn từ mức 0 đến 100%. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhận được các đề xuất để cải thiện tốc độ trang. Để gia tăng tốc độ của trang thì việc quan trọng nhất cần làm chính là nén tất cả các hình ảnh của bạn. Các hình ảnh có dung lượng lớn sẽ tác động rất nhiều đến tốc độ của trang.

Nếu bạn có một website được xây dựng trên nền tảng WordPress, bạn có thể lựa chọn plugin WP Smush Image Compression and Optimization để sử dụng. Đây là một công cụ miễn phí cho phép người dùng nén các hình ảnh một cách tự động.

plugin-smush-image-compression-and-optimization-wordpress

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu bạn không dùng WordPress thì có nhiều lựa chọn khác cho các loại website khác nhau, bạn có thể dễ dàng tìm được những công cụ này, cả online và offline trên mạng Internet, chẳng hạn như Crush.pics cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho các website trên nền tảng Shopify, hoặc bạn có thể linh hoạt sử dụng những phần mềm có sẵn trên máy tính như Paint để thu nhỏ kích thước hay Photoshop để chỉnh sửa như ý muốn.

cong-cu-crush-pics

(Nguồn ảnh: Internet)

#5. Tập trung nội dung vào các chủ đề và ý định người dùng, không phải từ khóa

Các thuật toán của Google đang dần trở nên phức tạp hơn trước. Với những tiến bộ công nghệ như RankBrain, bạn không còn phải phụ thuộc vào những từ khóa đơn giản để phát đi tín hiệu cho hệ thống biết rằng nội dung của mình đang nói về vấn đề gì. Nếu bạn muốn xếp hạng cao trên SERPs kể từ giờ trở đi, bạn sẽ cần nhắm mục tiêu đến các khách hàng của mình thay vì chỉ nhắm vào các từ khóa.

Theo trang SEMrush thì những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xếp hạng một trang bao gồm:

  • Số lượt truy cập website trực tiếp
  • Thời gian hoạt động trên website
  • Số trang truy cập trong một phiên
  • Tỉ lệ thoát
  • Tổng số lượng tên miền trỏ đến
  • Tổng số lượng backlink
  • Tổng số lượng IP trỏ đến
  • Tổng số lượng backlink với thuộc tính follow
  • Độ dài của nội dung
  • Tính bảo mật của website
  • Tổng số lượng anchor text
  • Từ khóa trong anchor text
  • Từ khóa trong nội dung ở phần thân
  • Mật độ từ khóa
  • Từ khóa trong tiêu đề
  • Từ khóa trong các thẻ meta
  • Video trên trang

top-10-ranking-signals-cua-semrush

Top những yếu tố xếp hạng trên Google (Nguồn ảnh: SEMrush)

Dựa theo danh sách trên thì có thể thấy các từ khóa không nằm trong top 10 yếu tố xếp hạng. Tất nhiên là, các từ khóa vẫn quan trọng để báo cho người tìm kiếm biết rằng nội dung của bạn là gì và khiến họ nhấp chuột vào. Nhưng trọng tâm của bạn cần chuyển từ việc lựa chọn từ khóa hoàn hảo sang tập trung nhiều hơn vào các nội dung chất lượng và tạo sự tương tác (engagement). Một cách để thực hiện việc này chính là nhắm đến các chủ đề rộng (broad topics) thay vì các từ khóa cụ thể (specific keywords) khi soạn thảo nội dung. Mục tiêu của bạn là muốn xây dựng nên nội dung cung cấp giá trị cho các đối tượng mục tiêu và thu hút sự quan tâm, tương tác từ họ.

Đầu tiên, bạn cần hiểu và nhắm mục tiêu dựa trên ý định của những người tìm kiếm.

user-intent-la-gi

(Nguồn ảnh: Internet)

Theo như hình ảnh minh họa phía trên thì một chiến lược SEO dựa trên ý định của người dùng là sự giao thoa giữa ba yếu tố:

  • Nhu cầu của khách hàng (Customer needs)
  • Những nội dung mà mọi người tìm kiếm (What people search for)
  • Thứ hạng của nội dung website trong SERPs (Site content rank in SERPs)

Bạn cần hiểu được những điểm khác biệt và tương đồng giữa: những từ khóa mà mọi người đang sử dụng và ý định thực sự ẩn sau tìm kiếm của họ là gì. Sau đó, hãy vận dụng những thông tin này và đồng bộ, tích hợp chúng vào trong chiến lược content marketing.

Chẳng hạn, bạn có thể phân loại nhiều từ khóa thành các nhóm khác nhau như từ khóa điều hướng (navigation), từ khóa nghiên cứu (research), hay từ khóa chuyển đổi (conversion). Sau đó, bạn hãy phân bổ các nhóm từ đã được phân loại này vào từng giai đoạn tương ứng trong phễu chuyển đổi khách hàng:

Awareness (Nhận biết) – Interest (Quan tâm) – Consideration (Cân nhắc) – Conversion (Chuyển đổi) – Retention (Duy trì) – Advocate (Ủng hộ)

mo-hinh-pheu-chuyen-doi-khach-hang

Phân bổ từ khóa thích hợp vào các giai đoạn trông mô hình phễu chuyển đổi khách hàng (Nguồn ảnh: Internet)

Việc làm này sẽ mang đến cho bạn một bức tranh tổng quát hơn về ý định của những người tìm kiếm, giúp bạn thảo ra được những nội dung dùng để cải thiện hoạt động target marketing.

Dưới đây là một số công cụ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý định của những khách hàng hiện tại.

Google Analytics behavior flow

Báo cáo về dòng chảy hành vi sẽ thể hiện cho bạn biết được những khách hàng hiện tại và trong quá khứ đã và đang tương tác với website của bạn như thế nào.

google-analytics-behavior-flow-la-gi

(Nguồn ảnh: Internet)

Ví dụ, những người đang dành nhiều thời gian hơn ở các trang landing page hoặc các trang sales page (một trang đơn dùng để bán một sản phẩm/dịch vụ) có thể sẽ là những người ở gần giai đoạn cuối của phễu và sẵn sàng mua hàng. Ngược lại, những người chủ yếu chỉ lướt qua các nội dung trên blog có thể vẫn đang ở những giai đoạn đầu trong phễu chuyển đổi.

Chức năng Site Search trên Google Analytics cũng có thể giúp bạn hiểu được chính xác những gì mà mọi người đang tìm kiếm trên website của bạn.

site-search-google-analytics

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn có thể xem những từ khóa nào đã và đang được đối tượng mục tiêu tìm kiếm, những trang nội bộ nào mà họ nhấp vào để được điều hướng đến đó, và kiểm tra xem tỉ lệ tương tác hoặc tỉ lệ thoát như thế nào. Việc này sẽ giúp bạn đánh giá được liệu nội dung của mình có đang trùng khớp với ý định của những người tìm kiếm hoặc có đang tồn tại khoảng cách (gap) nào hay không.

LSIGraph

Một cách tuyệt vời để tìm kiếm các từ khóa liên quan đó là sử dụng một công cụ tạo từ khóa LSI, ví dụ như LSIGraph. Đây là một công cụ miễn phí cung cấp cho người dùng những từ khóa liên quan đối với những cụm từ được nhập vào.

cong-cu-lsi-graph

(Nguồn ảnh: Internet)

Các tìm kiếm đơn giản trên Google cũng có thể giúp xây dựng các từ khóa và kế hoạch nội dung. Sau cùng thì mục đích của Google là cung cấp cho những người tìm kiếm những kết quả tốt nhất. Do đó, việc giúp mọi người tạo nên những nội dung tốt nhất cũng sẽ mang đến lợi ích cho họ. Có 3 cách khác nhau để tìm các cụm chủ đề có liên quan trên Google.

Đầu tiên là chức năng gợi ý tự động (auto-suggest): Như bạn có thể thấy thì Google tự động đưa ra những gợi ý phổ biến khi bạn nhập một nội dung vào đó vào thanh tìm kiếm. Ví dụ, đây là những kết quả gợi ý khi nhập cụm từ “search engine” vào Google.

cong-cu-google-search

(Nguồn ảnh: Internet)

Cách thứ hai là tham khảo các tìm kiếm có liên quan (related searches) mà Google đưa ra. Sau khi bạn nhập các từ khóa vào thanh tìm kiếm và nhấn “enter”, bạn có thể lăn chuột xuống phía cuối của trang kết quả tìm kiếm để xem các tìm kiếm có liên quan.

related-searches

(Nguồn ảnh: Internet)

Cách thứ ba, bạn có thể tận dụng tính năng “People also ask”. Đối với một số tìm kiếm, thì Google sẽ cung cấp thêm những truy vấn mà các người dùng có khả năng thực hiện.

people-also-ask

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu bạn vận dụng những công cụ này, bạn sẽ có được nhiều từ khóa nhắm mục tiêu đến ý định của các khách hàng. Bạn có thể sử dụng những từ khóa đó để xây dựng nên một khung kế hoạch nội dung cho website của mình.

#6. Cá nhân hóa quảng cáo PPC

Cá nhân hóa (personalization) hiện cũng đang là một chủ đề “nóng” trong lĩnh vực Digital Marketing. Khi đề cập đến tiếp thị trực tuyến, thì cá nhân hóa có nghĩa là việc thay đổi chủ động thông điệp tiếp thị, mẩu quảng cáo hoặc landing page dựa trên thông tin của khách hàng. Mục đích của việc này là để gia tăng khả năng kết nối với từng khách hàng cá nhân hơn.

Ví dụ, bạn có thể xây dựng trang landing page của mình sao cho những từ bạn sử dụng trong nút kêu gọi hành động (call-to-action) sẽ thay đổi dựa trên các hình mẫu giả định của khách hàng truy cập đến trang đó. Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi những thông tin được đưa ra trong mẩu quảng cáo PPC dựa trên thiết bị mà người dùng đang sử dụng.

ca-nhan-hoa-quang-cao-theo-thiet-bi

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn có thể lựa chọn cá nhân hóa cho nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như nhân khẩu học (demographics), thiết bị mà người dùng sử dụng (device usage), đối tượng là các khách hàng quay trở lại (returning customers) và thậm chí là các người dùng đã rời bỏ giỏ hàng mà chưa thực hiện mua hàng (cart abandoner).

ca-nhan-hoa-theo-cart-abandoners

(Nguồn ảnh: Internet)

Sử dụng tính năng thay thế văn bản động (dynamic text replacement) là một cách tuyệt vời để cá nhân hóa các mẩu quảng cáo, các landing page, và các nút call-to-action trên website của bạn. Nó cho phép bạn thay đổi những từ ngữ nhất định bằng cách sử dụng hàm “IF” và các công cụ như Dynamic Text Replacement của công ty Unbounce để làm cho phần diễn đạt từ ngữ của bạn (wording) sẽ khớp với truy vấn tìm kiếm ban đầu của một người dùng nào đó (original search query).

Ví dụ, nếu có một người dùng tìm kiếm từ khóa “Luxury Beach Estate” thì họ có thể sẽ thấy nội dung như dưới đây:

mau-quang-cao-luxury-beach-estate

(Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu có một người dùng khác tìm kiếm cụm từ “Caribbean Beach Estate”, thì bạn có thể thiết kế cùng một landing page giống như thế nhưng có thể tự động hiển thị cụm từ “Caribbean Beach Estate”.

mau-quang-cao-tu-dong-hien-thi-thanh-caribbean-beach-estate

(Nguồn ảnh: Internet)

Điều này sẽ làm gia tăng độ liên quan và phù hợp (relevancy), và đây là yếu tố làm cho nó có nhiều khả năng được khách truy cập nhấp vào cũng như tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.

Kết luận

Những nội dung trên đây đã trình bày lý do tại sao bạn cần phải giữ cho chiến dịch SEO của mình luôn được cập nhật, bên cạnh đó là những kỹ thuật quan trọng mà bạn có thể áp dụng hằng ngày để cải thiện hiệu quả cho hoạt động SEO.

Tổng kết lại, có những điểm cần ghi nhớ như sau:

  1. Khi tạo ra các nội dung mới, hãy lưu ý tối ưu hóa nội dung đó cho các tìm kiếm bằng giọng nói.
  2. Hãy sử dụng các công cụ như Answer the Public để hiểu được những câu hỏi nào mà các khách hàng của bạn có thể đang sử dụng voice search để thực hiện tìm kiếm.
  3. Ngoài ra cũng cần đảm bảo rằng bạn đã tối ưu hóa các nội dung của mình cho thiết bị di động.
  4. Việc thực hành và triển khai đúng những nội dung đã được chia sẻ sẽ giúp nội dung của bạn thăng hạng với cơ chế ưu tiên lập chỉ mục cho những trang có phiên bản di động (mobile-first indexing) của Google.
  5. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu về những tính năng (feature) mới nhất xuất hiện trên trang SERPs để có thể điều chỉnh website và nội dung một cách phù hợp.
  6. Để có thể cạnh tranh và xuất hiện trong trích dẫn nổi bật (featured snippet), hãy đảm bảo định dạng nội dung của bạn sao cho Google có thể thấy những thông tin đó liên quan và phù hợp với những câu hỏi của người tìm kiếm.
  7. Nếu bạn có một doanh nghiệp thực tế, hãy chú ý đến việc tối ưu hóa tại khu vực địa phương (local optimization) cho nó để doanh nghiệp có thể được xếp hạng trên trang nhất của Google.
  8. Tốc độ đang ngày càng trở nên quan trọng, và bạn cần liên tục tìm ra các giải pháp giúp các trang có thể tải nhanh hơn. Hãy kiểm tra tốc độ trang của bạn đối với mọi bài viết mới và sử dụng những mẹo đã được chia sẻ để tăng tốc cho các trang.
  9. Bạn nên phác thảo ra các nội dung xoay quanh những chủ đề của người tìm kiếm (topic) và ý định của họ (intent) thay vì chỉ dựa vào từ khóa (keyword). Hãy sử dụng các công cụ như Google Analytics, Site Search, và các bản đồ nhiệt (heat maps) để hiểu rõ hơn về ý định của người dùng.
  10. Sau đó, hãy cải thiện việc nhắm mục tiêu của nội dung (content targeting) với công cụ LSIGraph hoặc phân nhóm các từ khóa mà Google gợi ý.
  11. Cuối cùng, hãy cá nhân hóa nội dung của bạn đối với những khách hàng khác nhau. Bạn có thể sử dụng tính năng thay thế văn bản động (dynamic text replacement) để giúp cho các mẩu quảng cáo, các landing page, các lời kêu gọi hành động trở nên tương thích và phù hợp hơn với từng cá nhân người tìm kiếm.

Hoạt động SEO của bạn trong năm 2020 có gì mới? Hãy cùng chia sẻ với Hướng Nghiệp Á Âu và đón đọc thêm những bài viết sắp tới nhé!

Điểm: 4.8 (27 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn