Tất cả chúng ta đều biết rằng SEO rất quan trọng đối với hoạt động online marketing cũng như lượng truy cập tự nhiên. Theo số liệu thống kê thì mọi người thực hiện hơn 3,5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google mỗi ngày. Không chỉ thế, có hơn 70% số lượt nhấp chuột nhấp vào các kết quả tự nhiên được xếp hạng trên trang SERP đầu tiên của Google. Việc được xếp hạng trên trang nhất này có thể là sẽ yếu tố quyết định giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể tăng trưởng trên môi trường trực tuyến.
Theo ước tính từ năm ngoái, các doanh nghiệp đã chi ra khoảng 72 tỷ đô-la cho các hoạt động SEO. Nếu bạn thuộc một trong số những doanh nghiệp đó, bạn chắc chắn đã nhận thưc rõ được tầm quan trọng của SEO. Vấn đề là chúng ta đôi khi tìm hiểu và học theo các kỹ thuật SEO giúp mang lại hiệu quả, và sau đó chúng ta mặc định rằng lúc nào nó cũng sẽ hiệu quả. Nhưng trên thực tế, thì các thuật toán luôn trở nên hoàn thiện hơn. Google thực hiện hàng nghìn sự thay đổi trong hệ thống thuật toán của họ mỗi năm. Chúng ta cần phải thay đổi khi các thuật toán thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với việc thực hành SEO hằng ngày (Nguồn ảnh: Internet)
Để làm được như thế, bên cạnh việc có được một chiến lược tổng thể cùng kế hoạch triển khai linh hoạt, thì những sự đầu tư và nỗ lực trong việc thực hành SEO mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Hôm nay Đào tạo SEO Á Âu sẽ giới thiệu cho bạn 6 chiến thuật SEO có thể được áp dụng hằng ngày để bạn có thể bắt kịp với những sự thay đổi trong thuật toán của Google và tăng trưởng các kết quả cho doanh nghiệp của mình.
Tham khảo thêm: 24 Lời Khuyên SEO Chuyên Nghiệp Giúp Tăng Thứ Hạng Trong 2020
#1. Tối ưu hóa nội dung cho Voice search
Voice search hay tìm kiếm bằng giọng nói hiện là một xu hướng nổi bật đáng lưu ý. Số người sử dụng voice search đang gia tăng rất lớn và các cơ hội tiềm năng theo đó cũng tăng trưởng nhanh chóng. Quay ngược trở về năm 2014, thì Google đã công bố nội dung infographic dưới đây:
Infographic thống kê về tỉ lệ sử dụng voice search ở các nhóm đối tượng khác nhau (2014) (Nguồn ảnh: Google Mobile Voice Study)
55% nhóm đối tượng tuổi teen và 41% nhóm đối tượng người trưởng thành sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói nhiều hơn một lần mỗi ngày và cũng không có gì ngạc nhiên khi voice search vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn kể từ thời điểm đó, cùng với sự ra đời của các thiết bị và công nghệ hiện đại. Vào đầu năm 2019, theo ước tính, có xấp xỉ gần 1 tỷ lượt voice search được thực hiện mỗi tháng.
Nếu bạn không tích hợp hạng mục tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói vào trong hoạt động SEO, thì bạn có thể bỏ lỡ mất rất nhiều truy cập và lượng doanh số tiềm năng. Đã đến lúc cần phải bắt tay vào triển khai kế hoạch cho loại hình tìm kiếm này.
Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ yêu cầu một chiến lược nghiên cứu từ khóa hoàn toàn mới. Những người dùng thực hiện voice search sử dụng các truy vấn có tính hội thoại trong giao tiếp hằng ngày (conversational), là các từ ngữ tự nhiên và các câu dài. Nếu bạn đang tập trung vào những truy vấn ngắn thì đây sẽ là một bước chuyển dịch khá lớn.
Vậy chúng ta có thể làm gì để tối ưu cho Voice seach?
Xây dựng một chiến lược nội dung phù hợp
Google Analytics vẫn chưa phân tách được các tìm kiếm bằng giọng nói so với các tìm kiếm khác trong hệ thống của họ, nhưng họ có thể sẽ sớm thực hiện được việc này. Trong lúc đó, hãy sử dụng các công cụ như Answer the Public để xây dựng một chiến lược nội dung editorial content cho voice search.
Theo định nghĩa từ trang Clickworker, thì: “Editorial content là những nội dung đăng tải trên báo in hoặc Internet được tạo ra với mục đích cung cấp thông tin, giáo dục hoặc giải trí mà không nhằm cố gắng bán một thứ gì đó. Editorial content được xem là loại nội dung đối lập với commercial content (nội dung thương mại) hoặc các advertising copy (nội dung quảng cáo).”
Công cụ Answer the Public có thể cung cấp cho người dùng ý tưởng về hàng trăm câu hỏi mà mọi người đang tìm kiếm chỉ trong vài phút.
Answer The Public là công cụ tuyệt vời để nắm bắt được kho ý tưởng khổng lồ về các câu hỏi của người dùng (Nguồn: Internet)
Đầu tiên, bạn cần nhập vào từ khóa và chọn quốc gia mà mình muốn nhắm mục tiêu đến. Sau đó nhấp vào nút “Get Questions”. Các kết quả ban đầu trả về sẽ có dạng như thế này:
(Nguồn ảnh: Internet)
Mô hình này không dễ để điều hướng và quan sát, nhưng bạn có thể điều chỉnh bằng thiết lập sau:
Trong giao diện ở hình bên dưới, chọn mục “Questions” sau đó nhấp chọn “Data” để chuyển các kết quả của bạn thành các danh sách được phân chia theo nhóm.
(Nguồn ảnh: Internet)
Các danh sách trả về là tất cả các câu hỏi có liên quan.
(Nguồn ảnh: Internet)
Đây là một cách tuyệt vời để tìm hiểu về những câu hỏi nào đang được người dùng đặt ra. Sau khi có được những thông tin này thì làm thế nào bạn có thể tận dụng được chúng và tích hợp vào trong thời gian biểu SEO hằng ngày?
Nhắm đến vị trí Featured Snippet
Mỗi ngày, hãy thực hành viết và lên kế hoạch nội dung dựa trên hoạt động nghiên cứu từ khóa cho voice search. Để bắt đầu, bạn có thể nhắm đến những kết quả tìm kiếm xuất hiện dưới dạng trích dẫn nổi bật.
Vì khi bạn thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói, thì trích dẫn nổi bật là kết quả mà thiết bị của bạn có khả năng cao sẽ trả về. Trích dẫn nổi bật là các kết quả tìm kiếm mà Google hiển thị ở một vị trí đặc biệt phía trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Trích dẫn nổi bật còn được xem là kết quả tìm kiếm ở vị trí Top 0 (Nguồn ảnh: Internet)
Các trích dẫn nổi bật thường xuất hiện nhiều nhất đối với truy vấn là các câu hỏi vì mục đích của chúng là để đưa ra các câu trả lời nhanh và ngắn gọn. Vì lý do như thế, nó còn được biết đến với tên gọi là các “hộp trả lời” (answer box). Google tạo ra tính năng này để các người tìm kiếm có thể tìm được thông tin mình muốn mà không phải rời khỏi Google để đến một trang khác.
Vậy bạn đã nhắm mục tiêu đến việc xuất hiện tại khu vực trích dẫn nổi bật chưa?
Để bắt đầu, thì cách hiệu quả nhất chính là tập trung vào những nội dung đã xuất hiện trên trang 1 hoặc trang 2 của các kết quả tìm kiếm. Sau đó, hãy tối ưu hóa các mẩu nội dung này về độ dài (length) và cấu trúc (structure). Sau đây là thống kê về số lượng từ tối ưu đối với các trích dẫn nổi bật khác nhau:
ĐỘ DÀI TỐI ƯU CHO CÁC TRÍCH DẪN NỔI BẬT
ĐOẠN VĂN BẢN |
Số từ | Số ký tự |
Trung bình | 45 | 97 |
Tối đa | 293 | 752 |
DANH SÁCH |
Mục liệt kê | Số từ/mục liệt kê |
Trung bình | 4.2 | 10.8 |
Tối đa | 8 | 64 |
BẢNG BIỂU |
Số hàng | Số cột |
Trung bình | 3.6 | 2.5 |
Tối đa | 9 | 3 |
Một điều chắc chắn là cả bài viết của bạn sẽ không ngắn như thế. Để có thể đưa nội dung xuất hiện vào trong khu vực trích dẫn, cần phải đảm bảo rằng bạn đặt ra được đúng truy vấn dưới dạng câu hỏi dài (long-tail question query). Hãy sử dụng nó trong tiêu đề bài viết (title), các đề mục (header) và đề cập đến nó xuyên suốt trong nội dung.
Ngoài ra, quan trọng là bạn cần quyết định xem mình có thể trả lời cho câu hỏi đó một cách tốt nhất bằng cách định dạng câu trả lời dưới hình thức nào: một đoạn văn (paragraph), một bảng (table), hay một danh sách các mục liệt kê (bullet point). Hãy trả lời câu hỏi dưới định dạng đó để Google có thể dễ dàng hiển thị nó dưới dạng trích dẫn nổi bật.
Sau khi bạn trả lời câu hỏi một cách chính xác, dưới một định dạng phù hợp, thì bạn có thể đi vào giải thích thêm cho câu trả lời ở một mức độ sâu hơn trong bài viết của mình.
#2. Hiểu về hành vi người dùng trên thiết bị di động
Có hơn một nửa lượng tìm kiếm trên Google đều xuất phát từ các thiết bị di động. Không chỉ thế, Google còn thông báo rằng họ đã áp dụng cơ chế “mobile-first indexing” (ưu tiên lập chỉ mục và xếp hạng cho những phiên bản dành cho thiết bị di động của website) kể từ năm 2018. Nếu bạn vẫn chưa tối ưu hóa trang của mình cho thiết bị di động, thì bạn cần phải thực hiện ngay từ bây giờ.
Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động
Hãy đảm bảo rằng tất cả các web page của bạn đều thân thiện cho người dùng trên thiết bi di động. Với sự hỗ trợ từ Google, bạn có thể thực hiện việc này một cách dễ dàng. Đầu tiên, trong công cụ Google Search Console, hãy lăn chuột xuống phía dưới mục “Search Traffic” và nhấp vào “Mobile Usability”.
(Nguồn ảnh: Internet)
Thao tác này sẽ giúp hiển thị các vấn đề liên quan đến tối ưu cho thiết bị di dộng có trên toàn website của bạn:
(Nguồn ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, Google cũng cung cấp một chức năng miễn phí giúp kiểm tra mức độ thân thiện với thiết bị di động. Bạn có thể sử dụng nếu muốn kiểm tra các trang riêng lẻ, chẳng hạn như các landing page của mình.
(Nguồn ảnh: Internet)
Trong giao diện phía trên, hãy nhập vào địa chỉ URL của trang mà bạn muốn kiểm tra và nhấp vào “Run Test”. Nó sẽ nhanh chóng cho bạn biết xem trang của mình có đang gặp vấn đề nào không và đưa ra thêm một số nguồn phụ lục tham khảo (additional resources).
(Nguồn ảnh: Internet)
Công cụ Heat Test
Ngoài ra, có một việc nữa mà bạn có thể làm hằng ngày để tối ưu hóa trên các thiết bị di động đó là thực hiện kiểm tra bản đồ nhiệt (heat test) cho phiên bản website dành cho thiết bị di động (mobile site).
(Nguồn ảnh: Internet)
Bản đồ nhiệt sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định xem mọi người đang nhấp vào đâu trên mobile site của mình. Và bạn có thể thấy rằng mẫu hình kết quả có sự khác biệt so với các bản đồ nhiệt của website phiên bản trên máy tính.
Heat test vẫn là một khái niệm còn mới mẻ đối với nhiều người và để biết được kết quả heat map cho trang, bạn có thể sử dụng Crazy Egg. Crazy Egg là một công cụ hiệu quả giúp kiểm tra bản đồ nhiệt và đưa ra những hình ảnh chụp trên thiết bị di động để nhà quản trị webite có thể quan sát xem người dùng đang quét qua các page của họ như thế nào. Điều này có thể giúp bạn xác định chính xác những khu vực quan trọng để cải thiện và tối ưu hơn nữa.
Crazy Egg cung cấp cho người dùng chức năng kiểm tra bản đồ nhiệt để tối ưu trang trên các thiết bị di động (Nguồn ảnh: Internet)
#3. Thu hút sự tương tác từ cộng đồng địa phương
Thực tế đã chứng minh Local SEO là một cơ hội khổng lồ để các doanh nghiệp tại địa phương tăng trưởng. Ví dụ như Ryan Stewart – Chuyên gia tư vấn về giải pháp Digital Marketing tại công ty Webris đã giúp cho website của thương hiệu Dr. Smood gia tăng thứ hạng đối với những từ khóa tìm kiếm liên quan đến địa phương và thúc đẩy lượng truy cập tự nhiên lên hơn 320% chỉ trong vòng 9 tháng. Hay nhà sáng lập của Search Engine Land – Eric Enge, đã làm cho website kimkim xuất hiện trong top 5 kết quả đầu tiên đối với từ khóa tìm kiếm “Nepal travel expert” (chuyên gia du lịch tại Nepal) và “Manaslu trek” (cung đường đi bộ dài ngày Manaslu) với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tại địa phương.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tuy nhiên, Local SEO không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố. Có nhiều yếu tố xếp hạng khác nhau quyết định xem một website có thể được xếp hạng ở đâu trong Local SEO. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin cụ thể dưới đây:
THỐNG KÊ VỀ CÁC YẾU TỐ XẾP HẠNG KẾT QUẢ TÌM KIẾM ĐỐI VỚI CÁC TÌM KIẾM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA ĐIỂM (LOCAL SEARCH) TRONG NĂM 2018
(Nguồn ảnh: Moz)
Các yếu tố xếp hạng kết quả tìm kiếm địa điểm trong Local Pack/Finder |
Các yếu tố xếp hạng kết quả tìm kiếm tự nhiên có liên quan đến địa điểm trên SERPs |
Các tín hiệu Google My Business (khoảng cách ở gần, danh mục kinh doanh, từ khóa trong tiêu đề doanh nghiệp,…): 25.12% | Các tín hiệu về Link: 27.94% |
Các tín hiệu về Link (các anchor text trỏ đến, độ uy tín của các tên miền trỏ đến, số lượng các tên miền trỏ đến…): 16.53% | Các tín hiệu On-page: 26.03% |
Các tín hiệu Review (số lượng review, tốc độ review, sự đa dạng của review…): 15.44% | Các tín hiệu hành vi: 11.5% |
Các tín hiệu On-page (sự xuất hiện của NAP, các từ khóa trong tiêu đề, độ uy tín của tên miền…): 13.82% | Các tín hiệu Google My Business: 8.85% |
Các tín hiệu về trích dẫn (sự đồng nhất của thông tin NAP trên các trang vàng IYP (Internet Yellow Pages)/các website tổng hợp thông tin từ các page trên Internet của các doanh nghiệp khác…): 10.82% | Các tín hiệu Google My Business: 8.85%Các tín hiệu về trích dẫn: 8.41% |
Các tín hiệu hành vi (tỉ lệ nhấp vào CTR, lượt nhấp vào click-to-call trên điện thoại để gọi nhanh đến số hotline của doanh nghiệp, lượt check-in…): 9.56% | Cá nhân hóa: 7.32% |
Cá nhân hóa (các dữ liệu mà máy tìm kiếm thu thập được đối với từng người dùng cá nhân như vị trí hiện tại, ngôn ngữ, lịch sử tìm kiếm và lướt web; ngoài ra còn có dữ liệu về việc đăng nhập và đăng xuất của người dùng như vị trí, thiết bị, lịch sử truy cập, các tài khoản mạng xã hội liên kết, các sản phẩm khác của Google…): 5.88% | Các tín hiệu Review: 6.47% |
Các tín hiệu từ mạng xã hội (tương tác trên Google, Facebook, Twitter…): 2.82% | Các tín hiệu từ mạng xã hội: 3.47% |
Nếu bạn muốn cạnh tranh trong trang kết quả đối với những tìm kiếm liên quan đến địa điểm (Local SERPs), thì bạn phải tập trung vào các chiến thuật nhằm thu hút sự tương tác, quan tâm từ cộng đồng tại địa phương.
Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng tên doanh nghiệp, địa chỉ và số điện thoại (NAP) đều phải đồng nhất với nhau (giống nhau) trong các trang danh bạ doanh nghiệp được xếp hạng cao nhất (top-ranked directories). Cần lưu ý là những lỗi chính tả, lỗi trình bày, lỗi diễn đạt làm cho các thông tin không giống nhau về mặt văn bản cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự đồng nhất này.
Sau đó, hãy khai báo thông tin doanh nghiệp của bạn trên trang Google My Business.
(Nguồn ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn tạo lập uy tín cho doanh nghiệp của mình bằng cách xây dựng liên kết và nhận được các đánh giá từ những review site tại địa phương.
(Nguồn ảnh: Bright Local)
Google cũng đã giới thiệu chương trình Local Guide để giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao chất lượng danh bạ doanh nghiệp (business listing) của họ. Theo định nghĩa từ trang hỗ trợ của Google thì “Local Guides là cộng đồng toàn cầu gồm những người khám phá, họ viết bài đánh giá, chia sẻ ảnh, trả lời câu hỏi, thêm hoặc chỉnh sửa địa điểm và kiểm tra thông tin thực tế trên Google Maps. Hàng triệu người dựa vào các đóng góp như của bạn để quyết định nơi để đi và điều cần làm.”
Với các review từ người dùng và việc xây dựng liên kết với các trang địa phương, bạn có thể chứng minh được chất lượng cho doanh nghiệp của minh. Nếu bạn đã thiết lập trang Google My Business rồi, thì hãy thực hiện việc kiểm tra hằng ngày để đánh giá sức khỏe của hoạt động Local SEO tổng thể theo như hướng dẫn dưới đây:
Đầu tiên, hãy kiểm tra và rà soát khu vực Knowledge Panel để đảm bảo rằng tất cả các thông tin về doanh nghiệp là chính xác.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tiếp theo, hãy kiểm tra xem có bất kỳ câu hỏi nào trong mục Q&A trên dòng thời gian của trang Google My Business hay không. Google đã cho ra mắt tính năng hỏi đáp Q&A từ năm 2017, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều chủ doanh nghiệp không tận dụng được hết những lợi ích mà nó mang đến.
Q&A là một tính tăng quan trọng để tương tác với cộng đồng địa phương thông qua danh bạ doanh nghiệp (Nguồn ảnh: Internet)
Cuối cùng, hãy sử dụng một công cụ quản lý đánh giá như BirdEye hay Yotpo để mời người dùng thực hiện review cho doanh nghiệp.
Như Dana DiTomaso – Chủ tịch của công ty Kick Point Inc. đã phát biểu tại Hội thảo PeepCon 3.0 rằng “Tín hiệu mạnh mẽ nhất là khi có một người dùng nào đó lựa chọn bạn”. Nếu muốn tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì điều quan trọng là các doanh nghiệp địa phương cần phải bắt đầu thu hút sự quan tâm và tương tác với cộng đồng tại khu vực của mình.
Như vậy, 3 kỹ thuật trên đây đã tạm thời khép lại phần 1 của bài viết. Hi vọng các bạn đã có được những kiến thức mới mẻ và thực tế để áp dụng ngay từ hôm nay. Hãy cùng HNAAu đón đọc phần 2 với 3 kỹ thuật còn lại nhé!
Ý kiến của bạn