Bạn đang tìm kiếm những kỹ thuật SEO chuyên nghiệp để giúp website tăng thứ hạng? Sau đây là tổng hợp lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực marketing. Hãy cùng note lại để xây dựng chiến lược SEO hiệu quả nhất trong thời gian tới nhé.
Yếu Tố Giúp Tăng Thứ Hạng Trong 2020
1. Tập trung vào trải nghiệm người dùng
Chuyên gia Brian Dean đến từ Backlinko cho biết trải nghiệm người dùng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng trên bộ máy tìm kiếm. Theo Google, RankBrain là yếu tố quan trọng thứ 3 tác động đến việc xếp hạng và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2020.
Nói một cách dễ hiểu, RankBrain là một hệ thống học máy giúp Google quyết định nên xếp hạng trang nào đó ở vị trí nào trên bộ máy tìm kiếm. RankBrain sẽ quan sát cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm và sắp xếp thứ hạng cho kết quả dựa trên hành vi tương tác đó.
Cụ thể, nếu người dùng click vào một trang kết quả và thoát ra ngay, chứng tỏ trang đó có những điểm hạn chế, đồng nghĩa với việc sẽ bị tụt hạng. Nếu người dùng click vào một trang và dành nhiều thời gian để lướt thì xác suất cao là trang đó sẽ tăng hạng.
Brian khuyến khích nên tối ưu hóa từ khóa có độ dài trung bình (medium tail keyword). Khi bạn tối ưu medium tail keyword cho trang, đồng thời có nội dung hấp dẫn thì RankBrain sẽ tự động xếp hạng cho cụm đó và hàng ngàn từ khóa tương tự khác.
Medium tail keyword là từ khóa có độ dài trung bình khoảng 3 – 4 từ (Nguồn ảnh: Internet)
Bên cạnh tối ưu hóa medium tail keyword, RankBrain còn đặc biệt quan tâm đến:
– Dwell time: Thời gian người dùng ở lại trên trang (trên 3 phút là tốt)
– Click-through rate: Tỷ lệ % người dùng click vào kết quả tìm kiếm, hay còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột
2. Tạo nội dung tốt nhất có thể
Andy Crestodina, Giám đốc marketing của Orbit Media khuyên bạn nên tập hợp những post có thứ hạng tương đối cao và viết lại chúng. Bạn có thể truy cập vào Google Analytics => Acquisition => Search Console => Queries và sử dụng bộ lọc nâng cao như hình dưới (Average Position – Greater than – 10).
(Nguồn ảnh: Internet)
Tiếp theo, hãy thêm hình ảnh, số liệu thống kê, câu trích dẫn, ví dụ, thông tin chi tiết… để bài viết đó chất lượng hơn với độ dài hợp lý. Đừng quên dài trải từ khóa một cách tự nhiên. Khi viết, đừng bỏ lỡ các subtopic trong mục People also ask và Related searches. Bài viết của bạn sẽ chất lượng và có chiều sâu hơn nếu tận dụng các subtopic này.
3. Tận dụng sức mạnh của video marketing
“Video marketing lànguồn mang lại traffic cực lớn, thế nhưng không ít người làm marketing lại ngó lơ chúng”, Shilpa Shah, nhà đồng sáng lập Hummingbird Web Solutions cho biết.
Shilpa nhấn mạnh khi làm SEO nên quan trọng chất lượng hơn số lượng. Hãy mạnh tay loại bỏ những nội dung kém chất lượng (số lượng từ ít, nội dung hời hợt) mà thay vào đó, hãy chú trọng nội dung giàu ý nghĩa, thu hút và kích thích độc giả đọc hết toàn bộ bài viết.
Thống kê từ Cisco cho thấy online video sẽ chiếm 80% tổng traffic online trong năm 2021 và có đến 43% số người được khảo sát mong muốn được tiếp cập nhiều nội dung video hơn.
Sau đây là một vài mẹo để tối ưu hóa video:
- Cập nhật title và description cho những video cũ để đáp ứng yêu cầu tìm kiếm từ người dùng.
- Tối ưu hóa audio và chất lượng hình ảnh cho video.
- Hợp nhất video vào các nội dung khác trên trang của bạn.
4. Tối ưu hóa Featured Snippets
Featured Snippets là đoạn thông tin được trích dẫn cho phép người dùng tức thì có câu trả lời từ kết quả tìm kiếm. Đoạn snippet này hiển thị trên top 0 của Google (ví dụ đoạn “73 Proven and Simple Ways To Grow Your Email List” trong hình dưới).
(Nguồn ảnh: Internet)
A.J Gherich, nhà sáng lập công ty marketing Gherich & Co. đã phối hợp cùng SEMRush để nghiên cứu 6.9 triệu featured snippets với hơn 80 triệu từ khóa. Họ đưa ra lời khuyên là hãy sử dụng format đoạn văn (paragraph) nếu muốn xếp hạng cho từ khóa dạng câu hỏi “Làm thế nào để…?”, “… là gì?”. Còn nếu xếp hạng cho một trạng từ (for, to, like…), “Các bước để…” thì nên dùng format liệt kê dạng list.
Một vài mẹo tối ưu hóa nội dung để lên top 0:
- Nội dung rõ ràng, thông tin chính xác
- Dùng heading để dễ nắm bắt ý chính
- Đảm bảo thiết bị nào cũng có thể xem được
- Đảm bảo tương tác trên social
- Sử dụng các nguồn external đáng tin cậy
5. Tạo nội dung đáng tin cậy, dễ hiểu và bền vững
Steve Rayson, nhà sáng lập BuzzSumo gợi ý hãy tạo những post dài, nội dung xoáy sâu vào chủ đề nhất định. Đó là điều mà Google đang tìm kiếm.
Trong một bản báo cáo Content Trends vào năm 2018, BuzzSumo đã phân tích 100 triệu bài viết được đăng trong năm 2017 và đi đến kết luận rằng nhiều trang vẫn đạt thứ hạng cao, mặc cho lượt share trên social sụt giảm. Đó là những trang chứa nội dung có authority cao.
Sau đây là 2 cách để chứng minh cho bộ máy tìm kiếm thấy rằng nội dung của bạn có chiều sâu, đáng tin cậy và evergreen (bền vững, lâu dài):
- Cố gắng tạo nội dung dài (ÍT NHẤT là 2000 từ)
- Sử dụng từ khóa LSI (những từ khóa hoặc cụm từ liên quan mật thiết đến chủ đề của bài viết).
6. Tối đa hóa tương tác từ người dùng
Để tối đa hóa tương tác từ người dùng trên post của bạn, hãy thử triển khai vài cách sau:
- Sử dụng khoảng trắng, heading, format đoạn văn ngắn và hình ảnh phù hợp để người dùng dễ đọc, “dễ thấm” hơn và tăng thời gian người dùng ở lại trên trang.
- Đặt internal link phù hợp và tập trung trả lời câu hỏi từ người dùng, giúp giảm tối đa tỉ lệ thoát trang.
- Tận dụng từ khóa LSI và giải đáp thêm những câu hỏi khác mà người dùng có thể nghĩ tới sau khi đọc xong bài viết của bạn. Chỉ cung cấp nội dung người đọc cần thôi là chưa đủ. Bạn phải cung cấp nhiều thông tin khác mà người đọc có thể sẽ tìm kiếm, giúp người đọc đánh giá cao giá trị bài viết mang lại.
- Chèn đa dạng hình ảnh, infographic, video… để thu hút sự chú ý của người đọc và thúc đẩy họ tương tác với bài viết nhiều hơn.
7. Tối ưu hóa tìm kiếm giọng nói (voice search)
Julia McCoy, nhà sáng lập Express Writers khuyến khích sử dụng từ khóa geo-targeted cho voice search. Từ khóa geo-targeted dựa trên xác định vị trí địa lý của khách truy cập trang web và cung cấp các nội dung khác nhau dựa trên vị trí địa lý để khách có thể tìm được thông tin mong muốn. Tức là nên tối ưu hóa voice search cho những tìm kiếm địa phương. Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương hoặc đối tượng khách hàng mục tiêu thuộc khu vực địa lý nhất định thì nên tận dụng chiến thuật này.
Julia gợi ý thêm, song song với việc sử dụng từ khóa geo-targeted, bạn nên xây dựng review tích cực từ khách hàng và đảm bảo số điện thoại, tên, địa chỉ doanh nghiệp luôn hiện hữu ở những nơi cần thiết. Hơn một nửa số lượng người dùng sử dụng voice search cho những tìm kiếm cơ bản, vì thế hãy tối ưu hóa cả FAQ (Các câu hỏi thường gặp).
8. Chú trọng mobile-first indexing
Mobile-first indexing là gì? Mobile-first indexing nghĩa là Google sẽ index và xếp hạng dựa trên phiên bản trên mobile trước (nhìn nhận mobile như phiên bản chính của trang của bạn).
Nếu bạn không có phiên bản mobile thì trang desktop của bạn sẽ được xem xét. Còn nếu trang của bạn không thân thiện trên phiên bản mobile thì thứ hạng của trang cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu phiên bản mobile đang dùng URL có chữ “m” (ví dụ m.huongnghiepaau.com) thì nên chuyển sang trang có responsive.
9. Viết tiêu đề hấp dẫn, kích thích người dùng
Như Tân Nguyễn đã từng chia sẻ, Khi chúng ta làm SEO phải chú ý đến 2 vấn đề. 1 cho các công cụ tìm kiếm (Bọ Google), 2 là cho người dùng. Việc viết tiêu đề hấp dẫn kích thích tăng CTR sẽ giúp thúc đẩy thứ hạng từ khóa của bạn tăng nhanh hơn rất nhiều.
10. Nén và tối ưu hình ảnh để cải thiện tốc độ trang
Tốc độ tải trang cũng là một trong hơn 200 yếu tố ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của bạn trên Google. Nếu hình ảnh của bạn có dung lượng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ load page. Và chúng tôi khuyên bạn nên tối nén hình ảnh dưới 100kb.
Các Lời Khuyên Khác
11. Dùng những từ mạnh trong tiêu đề để kích thích người dùng tương tác
12. Sử dụng dấu ngoặc (ngoặc kép, ngoặc vuông…) trong tiêu đề để thu hút sự chú ý
13. Viết meta description thật độc đáo cho bài viết
14. Viết đoạn intro sao cho cuốn hút người đọc
15. Tận dụng internal link để níu chân người dùng ở lại lâu hơn trên trang
16. Tạo trang 404 có phong cách riêng
17. Dẫn link tới những trang có độ authority cao và nội dung phù hợp để củng cố mối liên kế giữa các trang (và backlink)
18. Tăng hiện diện của bạn trên social thông qua review, nhận xét của khách hàng
19. Cài đặt chứng chỉ SSL và chuyển sang HTTPS để tăng mức độ tin cậy nơi người dùng
20. Đừng bỏ sót công cụ Google My Business
21. Sử dụng Google Analytics (hoặc MonsterInsights nếu dùng WordPress) để theo dõi hành vi người dùng
22. Tạo sitemap XML để các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin của website hiệu quả
23. Sử dụng schema markup để phân loại nội dung chính xác
24. Kích thích độc giả bằng hình thức trình bày bắt mắt ở nửa phần trên của website.
Trên đây là những lời khuyên SEO chuyên nghiệp từ các “cây đại thụ” trong ngành marketing . Các bạn có thể đăng ký một khóa đào tạo SEO tại Á Âu để có được những kiến thức chuyên sâu hơn. Chúc bạn sẽ thật thành công trong những chiến dịch sắp tới bằng 24 ý tưởng SEO trên.
Ý kiến của bạn