Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu khi làm digital marketing. Muốn website hoạt động tốt, bạn phải có chiến lược nâng cấp SEO. Sau đây là 24 công cụ SEO hiệu quả và hoàn toàn miễn phí mà bạn có thể tận dụng.
Danh Sách Công Cụ Không Thể Thiếu Trong SEO
1. Answer The Public
Hầu hết các công cụ SEO đều lấy data từ chung một nơi là Google Keyword Planner. Với Answer The Public thì mọi thứ khá khác biệt, do nó sẽ đưa ra những câu hỏi mà người dùng thường đặt ra trên các forum, blog, social media. Và những câu hỏi đó sẽ biến thành từ khóa tuyệt vời.
Rất nhiều người gõ từ khóa theo dạng “X vs Y”, ví dụ “iPhone vs Android”. Answer The Public cũng có chức năng này:
2. Woorank’s SEO & Website Analysis Tool
Công cụ này sẽ đánh giá điểm SEO tổng quan cho trang của bạn. Sau đó sẽ chỉ cho bạn chính xác nên làm gì để cải thiện tình trạng SEO on-page và off-page hiện tại.
Hầu hết công cụ SEO chỉ nêu ra vấn đề bạn gặp phải, chứ không đưa ra giải pháp. Tuy nhiên, Woorank sẽ cung cấp cho bạn checklist những gì cần làm để giải quyết vấn đề bạn đang mắc phải.
3. Animalz Revive
Chức năng chính của Animalz Reive là giúp bạn cải thiện và cập nhật những content đã cũ. Công cụ này sẽ chỉ ra chính xác những bài viết nào trên trang cần được cải thiện.
Với mỗi content đã cũ và không được cập nhật, Animalz Revive sẽ hiển thị tỷ lệ traffic bị giảm sút.
4. CanIRank
CanIRank giúp giải đáp câu hỏi “Tôi có thể xếp hạng cho từ khóa này không?”. Không giống như những công cụ khác chỉ cho bạn biết từ khóa đó có độ cạnh tranh cao hay thấp, mà thay vào đó CanIRank sẽ cho biết xác suất bạn có thể xếp hạng cho từ khóa đó không.
5. Google’s Mobile-Friendly Test
Đây là công cụ giúp bạn bắt kịp với sự thay đổi lớn trong thuật toán của Google có tên Mobile-First Indexing. Nếu trang của bạn không được tối ưu hóa cho thiết bị di động, bạn sẽ gặp rắc rối lớn.
Điều bạn cần làm ngay bây giờ là ứng dụng ngay công cụ Mobile-Friendly Test cho trang. Công cụ sẽ giúp bạn giải đáp liệu trang của bạn đã sẵn sàng cho thay đổi mới từ Google hay chưa.
Chức năng Page loading issues hướng dẫn các bước để bạn cải thiện code cho trang. Từ đó, Google sẽ tìm ra và index tất cả những nội dung có trên trang bạn.
6. Seed Keywords
Hầu hết công cụ nghiên cứu từ khóa đều hoạt động theo phương thức này:
- Gõ seed keyword (từ khóa hạt giống/từ khóa gốc) vào công cụ
- Hiện ra danh sách các cụm từ liên quan
Bất lợi của phương thức này là mọi người đều gõ vào công cụ tìm kiếm những seed keyword giống hệt nhau.
Seed Keywords có cách làm khác. Thay vì tùy chọn seed keyword, bạn sẽ hỏi người dùng đã tìm kiếm bạn bằng cách nào.
(Nguồn ảnh: Internet)
Sau đó bạn gõ những seed keyword đó vào công cụ nghiên cứu từ khóa bạn muốn. Khi có kết quả, bạn dùng SeedKeywords để thực hiện tìm kiếm trên Google đối với từ khóa người dùng cho bạn.
Từ đó bạn có thể lướt nhanh qua các kết quả tìm kiếm và xác định mức độ cạnh tranh của mỗi từ.
7. SEMRush
SEMRush là công cụ có trả phí, tuy nhiên phiên bản miễn phí cũng có nhiều tính năng thú vị. Dù có trả phí hay không thì SEMRush vẫn đem lại tính năng tìm kiếm chính xác những từ khóa mà đối thủ của bạn đang xếp hạng.
Tính năng Keyword Magic cũng rất đáng lưu ý. Khi có seed keyword, SEMRush sẽ xổ ra hàng chục ngàn keyword tiềm năng, chất lượng và có volume search cao.
8. SEObility
SEObility sẽ rà soát toàn bộ trang và cho biết bạn đang mắc phải những vấn đề gì trong việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm, ví dụ như:
- Trang có tốc độ load chậm
- Trang bị chặn
- Vấn đề liên quan tới sitemap
- Vấn đề về kỹ thuật SEO
- …
Thông thường bạn phải trả phí cho các công cụ khác để thực hiện tính năng này. Nhưng với SEObility sẽ hoàn toàn miễn phí.
Tính năng Content Report cho thấy những vấn đề SEO có liên quan đến content (ví dụ nhồi nhét quá nhiều keyword, nội dung mỏng, nội dung trùng lặp, thiếu meta title…)
9. Ubersuggest
Ubersuggest gợi ý từ khóa và mức độ cạnh tranh. Để sử dụng công cụ Ubersuggest miễn phí này, bạn chỉ cần gõ từ khóa bạn muốn xếp hạng (hoặc trang web đối thủ mà bạn muốn xếp hạng cao hơn).
Ubersuggest cũng cho bạn thông tin cụ thể về mức độ khó của từ khóa, search volume theo từng tháng…
Không chỉ vậy, Ubersuggest còn giới thiệu hàng loạt từ khóa theo dạng “X vs Y”. Dù rằng format tìm kiếm này không được ưa chuộng quá nhiều như kiểu từ khóa truyền thống, thế nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại rất cao.
10. BROWSEO
Cách đánh giá của bộ máy tìm kiếm đối với trang của bạn và cách bạn đánh giá sẽ rất khác nhau. BROWSEO sẽ giúp bạn nhìn nhận trang của bạn dưới lăng kính của bộ máy tìm kiếm.
Tính năng nổi trội của BROWSEO là cho bạn thấy trước giao diện của trang trên kết quả tìm kiếm, giúp bạn biết title và description tag đã thân thiện về mặt SEO chưa.
11. Detailed.com
Detailed cung cấp cho bạn danh sách những trang phổ biến nhất trong lĩnh vực bạn hoạt động, từ đó bạn có thể biết chính xác đối thủ lớn nhất của mình là ai.
Tính năng Mentions cho biết ai dẫn link hoặc tweet về đối thủ bạn trong thời gian gần đây.
12. Google Search Console
Index Coverage Report là một báo cáo cho bạn biết những trang nào trên website của bạn đã được Google index và chưa được index.
Trong giao diện này bạn sẽ thấy các phần như:
- Error – Lỗi trên website
- Valid with warnings – Đã index nhưng có một vài cảnh báo
- Valid – Đã index
- Excluded – Không được index
13. SERPerator
SERPerator giúp bạn check các SERP trên nhiều vị trí và thiết bị khác nhau. Như bạn đã biết, kết quả tìm kiếm sẽ phụ thuộc rất lớn vào bạn đang ở đâu và dùng thiết bị gì.
Công cụ cho bạn xem trước giao diện hiển thị kết quả khi người dùng tìm kiếm trên điện thoại dựa trên so sánh các phiên bản mobile khác nhau.
14. Screaming Frog
Tính năng kì diệu của Screaming Frog là tìm ra lỗi kỹ thuật SEO chỉ trong vài giây. Screaming Frog sẽ rà soát, thu thập thông tin trên trang bạn cũng tương tự như crawler của Google vậy. Sau đó, nó xuất ra một bản báo cáo về các lỗi như HTTP, HTML…
Đặc biệt, Screaming Frog còn giúp phát hiện nội dung bị trùng lặp.
15. Google Analytics
Google Analytics thực chất không hẳn là công cụ SEO, nhưng nó sẽ cho bạn biết những thông số quan trọng như:
- Organic traffic (Lưu lượng truy cập tự nhiên)
- Bounce rate (Tỷ lệ thoát)
- Traffic sources (Nguồn truy cập)
- Time on site (Thời gian truy cập website của người dùng)
- Page speed (Tốc độ trang)
Kết hợp Google Analytics và Google Search Console sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn nữa về keyword mà người dùng sử dụng để tìm đến trang bạn, tỷ lệ CTR tự nhiên
16. Keys4Up
Keys4Up sử dụng thuật toán độc quyền để tạo ra các ý tưởng từ khóa. Ví dụ khi bạn gõ “content marketing” vào công cụ, bạn sẽ không nhận được danh sách các biến thể của cụm từ này (ví dụ như content marketing strategies).
Thay vào đó, bạn nhận được các từ khóa mà mọi người sẽ liên kết với cụm từ đó:
Nhược điểm của Keys4Up là bạn không thể biết có bao nhiêu người tìm kiếm từ khóa mà nó cung cấp cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể xuất từ khóa sang file CSV và tải CSV đó lên một công cụ SEO khác để được cung cấp search volume theo tháng.
17. Yoast WordPress Plugin
Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì nên cài đặt Yoast ngay lập tức. Tính năng tuyệt nhất của Yoast WordPress Plugin là XML Sitemap Generator giúp Google và các bộ máy tìm kiếm khác tìm thấy, thu thập thông tin và index tất cả các trang của bạn. Yoast cũng sẽ update liên tục nếu bạn bổ sung trang nào mới.
18. Panguin Tool
Nếu bạn để ý, mỗi khi Google có cập nhật mới thì trang bạn sẽ bị sụt giảm thứ hạng. Panguin Tool sẽ giúp phát hiện ra bạn gặp vấn đề ở đâu để sửa chữa.
Switch Updates On/Off cũng là tính năng đáng lưu ý. Ví dụ bạn là doanh nghiệp địa phương và bạn chỉ chú trọng local SEO thì bạn sẽ dùng tính năng này để biết những update mới từ Google vốn chỉ ảnh hưởng đến kết quả local.
19. Wordtracker Scout
Thay vì gõ từ khóa vào công cụ, Wordtracker sẽ đưa ra cho bạn những cụm từ phổ biến trên trang. Theo cách đó, bạn sẽ rảo quanh các trang của đối thủ và “cướp” những từ khóa mà đối thủ sử dụng để làm content.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tính năng Opportunity hiển thị cho bạn những từ khóa có tỷ lệ cạnh tranh và search volume tốt nhất.
20. Lipperhey
Lipperhey là công cụ phân tích SEO hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Với tính năng Keyword Suggestions, bạn sẽ có được danh sách những từ khóa để thêm vào trang.
21. Bing Webmaster Tools
Bing Webmaster Tools về bản chất chính là Google Search Console nhưng chỉ dành riêng cho Bing. Vì thế, khi bạn muốn trang được index và xếp hạng trên Bing thì Bing Webmaster Tools là “vũ khí tối thượng”.
Tính năng Keyword Research Tool giúp bạn thu thập ý tưởng keyword và dữ liệu trực tiếp từ Bing.
22. Dareboost
Dareboost không hoàn toàn là một công cụ SEO mà nó sẽ phân tích trang web của bạn dựa trên những yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến SEO như tốc độ tải, độ bảo mật trang…
23. Siteliner
Siteliner quét trang của bạn để tìm các vấn đề SEO như các trang bị chặn, chuyển hướng lộn xộn, link bị hỏng… và cho ra một bản report toàn diện.
Comparison with Other Sites là tính năng giúp bạn so sánh nhiều tiêu chí của trang bạn so với các trang khác nằm trong database của Siteliner.
24. KWFinder
LPS (Link Profile Strength) là tính năng thần kỳ nhất của KWFinder khi chỉ ra cho bạn biết cần bao nhiêu liên kết để xếp hạng cho một từ khóa.
Vì vậy, nếu bạn thấy một từ khóa có LPS từ 50+ trở lên, tức là bạn sẽ phải chú tâm hơn trong việc xây dựng liên kết để xếp hạng cho nó.
Với những công cụ hỗ trợ SEO miễn phí trên, chúc bạn sẽ thành công trong những chiến dịch sắp tới. Bạn có thể xem 9 kỹ thuật “hack” từ khóa lên nhanh
Ý kiến của bạn