React Native Là Gì? Có Nên Học React Native?

React Native là một trong những framework phổ biến trong lĩnh vực lập trình di động, được nhiều lập trình viên sử dụng để tạo nên những ứng dụng chất lượng cao. Công cụ này góp phần giúp các nhà phát triển tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực trong quá trình triển khai dự án. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu React Native là gì cùng những ưu, nhược điểm của công cụ này nhé.

react native là gì

React Native là một trong những framework phổ biến nhất

trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (Ảnh: Internet)

React Native Là Gì?

React Native là một framework mã nguồn mở được phát triển bởi Facebook. Công cụ này cho phép các lập trình viên xây dựng ứng dụng di động trên những hệ điều hành khác nhau (iOS, Android…) chỉ bằng JavaScript và React.

Với React Native, bạn chỉ cần viết mã một lần là có thể sử dụng để phát triển ứng dụng cho các nền tảng thay vì phải viết code riêng. Điều này giúp các lập trình viên tiết kiệm thời gian, nguồn lực, chi phí và cũng là một trong những lý do khiến React Native dần phổ biến, trở thành framework được yêu thích trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

react native là mã nguồn mở

React Native cung cấp khả năng tái sử dụng code, giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian,

chi phí phát triển sản phẩm (Ảnh: Internet)

React Native Hoạt Động Như Thế Nào?

React Native hoạt động bằng cách kết hợp 2 thành phần riêng biệt là các đoạn code JavaScript và mã gốc (native code) của thiết bị. Theo đó, các ứng dụng mobile sẽ được tích hợp 2 Thread là Main Thread và JS Thread. Main Thread đảm nhận vai trò cập nhật giao diện và xử lý tương tác của người dùng, trong khi JS Thread sẽ thực thi code JavaScript để vận hành ứng dụng.

Hai Thread này hoạt động độc lập, vì vậy cần một cầu nối (Bridge) để giúp chúng tương tác với nhau. Cầu nối này cho phép hai Thread “giao tiếp”, chuyển đổi dữ liệu qua lại một cách thuận lợi, từ đó giúp ứng dụng hoạt động hiệu quả.

Ưu Và Nhược Điểm Của React Native

Ưu Điểm Của React Native

React Native sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, có thể kể đến:

Khả Năng Phát Triển Ứng Dụng Đa Nền Tảng

Một trong những ưu điểm khiến nhiều người yêu thích React Native là khả năng tái sử dụng code để phát triển ứng dụng cho nhiều hệ điều hành khác nhau. Bạn có thể xây dựng phần mềm cho cả hai nền tảng iOS và Android chỉ từ một mã nguồn duy nhất, từ đó tăng tốc độ làm việc hoặc có thêm thời gian để cải thiện, nâng cao chất lượng cho dự án đang triển khai.

Việc sử dụng chung các đoạn code cũng giúp bạn dễ dàng kiểm soát những tính năng của ứng dụng, giúp quá trình kiểm tra, sửa lỗi và bảo trì diễn ra thuận tiện, nhanh chóng hơn.

ưu điểm của react native

Một trong những ưu điểm nổi trội của React Native

là khả năng phát triển ứng dụng đa nền tảng (Ảnh: Internet)

Dễ Học, Dễ Sử Dụng

React Native là framework khá dễ tiếp cận và cũng không quá phức tạp, vì vậy những người mới sẽ không mất nhiều thời gian để học cách sử dụng. Nếu đã thành thạo cách dùng JavaScript và React, việc học React Native sẽ còn nhanh và dễ dàng hơn nữa bởi bạn đã hiểu được những khái niệm, cấu trúc cơ bản.

Cộng Đồng Người Dùng Lớn Mạnh

Là một trong những framework được yêu thích nhất, lại được xây dựng và phát triển bởi Facebook nên không lạ khi React Native thu hút nhiều người dùng là các chuyên gia, kỹ sư, lập trình viên… Điều này đã tạo nên một cộng đồng vững mạnh, cung cấp đa dạng các loại tài nguyên, thư viện và công cụ hỗ trợ. Nhờ đó, nhà phát triển có thể dễ dàng tìm thấy những tài liệu hoặc giải pháp cho vấn đề đang gặp phải trong quá trình làm việc.

cộng đồng người dùng react native

Cộng đồng người dùng vững mạnh giúp React Native có được

nhiều tài nguyên, công cụ hỗ trợ… (Ảnh: Internet)

Tiết Kiệm Chi Phí Vận Hành

Thay vì phải xây dựng đội ngũ phát triển cho từng nền tảng di động khác nhau, giờ đây với React Native, các công ty, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận hành. Với khả năng tái sử dụng code để lập trình cho cả Android và iOS, các nhà phát triển sẽ không cần tốn nhiều thời gian, công sức và nguồn lực mà vẫn đảm bảo ứng dụng hoạt động hiệu quả.

Nhược Điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, React Native cũng tồn tại một số điểm hạn chế sau:

Hiệu Suất Thấp Hơn Ứng Dụng Gốc

Tuy góp phần giúp người dùng đẩy nhanh tốc độ phát triển sản phẩm, nhưng những ứng dụng được tạo nên từ React Native vẫn không thể đạt hiệu suất tối ưu bằng các ứng dụng được xây dựng riêng cho từng hệ điều hành. Framework này sẽ không phải là sự lựa chọn thích hợp nếu bạn muốn xây dựng những phần mềm, trò chơi có độ phức tạp cao, yêu cầu xử lý đồ họa nặng.

Quá Trình Cập Nhật Phức Tạp

Mỗi khi React Native có bản cập nhật mới, các nhà phát triển cần theo dõi và tiến hành chỉnh sửa, cập nhật các đoạn mã nhằm đảm bảo ứng dụng hoạt động ổn định. Nguyên nhân vì trong một số trường hợp, những tính năng mới có thể sẽ gây xung đột, làm giảm hiệu suất và khiến ứng dụng không thể vận hành một cách hiệu quả.

Khó Khăn Trong Việc Tối Ưu Hóa Cho Từng Nền Tảng

Mặc dù sở hữu khả năng tái sử dụng code để dùng cho nhiều hệ điều hành khác nhau, các ứng dụng được làm từ React Native đôi khi cũng không thể hoạt động mượt mà cho từng nền tảng. Lập trình viên vẫn cần điều chỉnh giao diện hoặc xây dựng những tính năng riêng nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Điều này sẽ tạo nên những khó khăn cho đội ngũ phát triển, đòi hỏi developer am hiểu kiến thức về một hệ điều hành nhất định hoặc cần thêm nhân sự chuyên phụ trách việc lập trình ứng dụng gốc.

nhược điểm của react native

Các developer vẫn cần tùy chỉnh code, giao diện… để hoàn thiện ứng dụng (Ảnh: Internet)

Các Ứng Dụng Có Thể Không Hoạt Động Giống Nhau

Việc sử dụng chung một mã nguồn không phải lúc nào cũng khiến ứng dụng hoạt động hiệu quả. Cụ thể, một số ứng dụng tuy vẫn có thể sử dụng bình thường trên Android hoặc iOS, nhưng khi đưa lên nền tảng còn lại sẽ gặp tình trạng thiếu mất một vài thành phần, thậm chí có thể không hoạt động. Do đó, các nhà phát triển cần kiểm tra và đưa ra các biện pháp sửa lỗi trước khi phát hành sản phẩm.

Có Nên Học React Native Không? Khi Nào Nên Sử Dụng Framework Này?

Việc có nên học React Native hay không còn phụ thuộc vào mục đích cá nhân và nhu cầu của mỗi người. Nếu quan tâm đến việc học lập trình mobile, phát triển ứng dụng di động, muốn thực hiện dự án cá nhân,… bạn hãy dành thời gian tìm hiểu và học cách sử dụng thành thạo framework này.

React Native cũng rất phù hợp với những công ty, doanh nghiệp, tổ chức… muốn viết các ứng dụng di động phục vụ công việc mà không cần tốn nhiều thời gian, chi phí để xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên môn. Framework này thường được sử dụng để phát triển các loại ứng dụng sau:

Các ứng dụng xã hội

Những ứng dụng này yêu cầu giao diện tương tác mượt mà và vận hành ổn định trên cả hai nền tảng Android và iOS, đây là những điều React Native có thể đáp ứng tốt.

Các ứng dụng thương mại điện tử

Sử dụng React Native để viết các ứng dụng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy thời gian phát triển, ít tốn kém ngân sách hơn, từ đó có thể nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.

Các ứng dụng nội bộ

React Native cũng thường được các công ty sử dụng để xây dựng ứng dụng nội bộ nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và dễ dàng bảo trì hơn.

có nên học react native không

React Native có thể được sử dụng để viết nhiều ứng dụng khác nhau,

đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng (Ảnh: Internet)

Với những tính năng nổi trội, tính ứng dụng cao cùng cộng đồng người dùng lớn mạnh, React Native đã trở thành một framework quan trọng, là “cánh tay đắc lực” hỗ trợ các lập trình viên xây dựng các ứng dụng di động dễ dàng hơn. Hy vọng với bài viết trên đây của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu, bạn đã biết được React Native là gì cùng những ưu, nhược điểm của công cụ này. Hãy thường xuyên theo dõi website của Học Viện để cập nhật những kiến thức, thông tin mới nhất trong ngành Công nghệ thông tin bạn nhé!

Điểm: 4.9 (35 bình chọn)

Tác giả: Tô Đan Vân

Là một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm, đặc biệt là các ứng dụng web và di động với hơn 7 năm kinh nghiệm. Đan Vân đã tích lũy được một kho tàng kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực công nghệ Thông tin, an ninh mạng, cơ sở hạ tầng công nghệ,… Hiện tại, Đan Vân đảm nhận vai trò Biên Tập Viên tại Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu. Qua các bài viết và chia sẻ của Vân, hy vọng sẽ giúp bạn đọc trong hành trình khám phá và chinh phục thế giới công nghệ.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn