Lập kế hoạch kinh doanh spa là một trong những việc cần làm đầu tiên nếu bạn có ý định tự mở spa. Cũng như bất kỳ lĩnh vực nào khác, muốn kinh doanh thành công, tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết, xác định chiến lược ngay từ đầu và giai đoạn tiếp theo. Để làm rõ hơn vấn đề này, Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu sẽ hướng dẫn bạn các bước lập bản kế hoạch kinh doanh spa và những điều cần biết thông qua bài viết sau.
Kinh doanh spa là lĩnh vực đang nở rộ ở nước ta vào những năm gần đây. Làm thế nào để xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh với đối thủ, thu hút hàng nghìn khách hàng mỗi năm… luôn là câu hỏi khó. Tuy nhiên, đáp án lại xoay quanh “bản kế hoạch kinh doanh spa”. Để hiểu tầm quan trọng của một kế hoạch kinh doanh spa/thẩm mỹ viện, hãy tưởng tượng phía trước mặt bạn là con đường tối. Khi đó, bản kế hoạch chính là chiếc đèn pha và la bàn thúc đẩy bạn mạnh dạn vững bước tiến.
Muốn kinh doanh spa thành công, trước tiên phải có kế hoạch cụ thể
(Nguồn ảnh: Internet)
Kế hoạch kinh doanh spa là gì?
Trước khi tìm hiểu cụ thể các bước, bạn cần xác định rõ kế hoạch kinh doanh spa là gì. Kế hoạch kinh doanh spa là một bản phác thảo, giúp chủ đầu tư nắm được mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng… và những công đoạn cần hoàn thành trong những giai đoạn nhất định khi mở spa.
Nói cụ thể hơn, kế hoạch kinh doanh spa đơn giản là dự trù các bước cần triển khai tại từng thời điểm, những công việc nào cần hoàn thành, mức độ hoàn thành, cần các yếu tố hỗ trợ nào… Để đánh giá và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh spa về sau, những hạng mục trong bản thảo cần được cụ thể hóa bằng con số và cột mốc rõ ràng.
Các bước lập kế hoạch kinh doanh spa tạo nên hiệu quả
Lên ý tưởng, xác định mục tiêu
Đầu tiên, cần phân tích kỹ lưỡng thị trường trước khi thành lập, do mỗi loại hình sẽ hướng tới các phân khúc khách hàng khác nhau, mức chi khác nhau… Do đó, bạn cần xác định khách hàng của mình là ai và nhu cầu chính của họ là gì, cơ hội và rủi ro khi tiếp cận nhóm khách hàng này là gì, mỗi tháng cần bao nhiêu khách hàng để duy trì hoạt động của spa…
Bản kế hoạch không thể thiếu hạng mục “Khách hàng của bạn là ai?”
(Nguồn ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, việc xác định được mô hình spa ngay từ đầu sẽ giúp bạn hiểu rõ được đối tượng khách hàng của mình là ai, không gian spa cần xây dựng thế nào, phải mua những loại mỹ phẩm và máy móc ra sao… Điều này liên quan mật thiết đến việc dự trù kinh phí đầu tư.
Xác định rõ thế mạnh của spa
Dĩ nhiên mỗi spa sẽ có dải dịch vụ dành cho khách hàng. Thế nhưng bạn cần chú trọng vào dịch vụ chính và biến nó thành vũ khí lợi hại nhất trong tổng số các dịch vụ tại spa. Sau khi xác định rõ dịch vụ mũi nhọn, bạn cần liệt kê các thế mạnh và nhấn mạnh điểm khác biệt đó so với đối thủ cạnh tranh để khách hàng có cơ sở lựa chọn bạn.
Chuẩn bị vốn
Mở spa đòi hỏi số vốn bỏ ra không hề nhỏ, bao gồm chi phí cho khăn, nến, tinh dầu, giường massage, máy triệt lông, mỹ phẩm… Nếu chỉ là một spa nhỏ thì cũng hao tốn từ vài trăm triệu đồng, còn spa quy mô lớn hơn đòi hỏi nhiều trang thiết bị hiện đại thì số vốn sẽ đội lên rất cao. Đó là chưa kể chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện.
Vật tư, trang thiết bị sẽ “ngốn” một khoản tiền đầu tư lớn từ bạn (Nguồn ảnh: Internet)
Do đó, bạn cần định lượng được nguồn vốn, có bản kế hoạch cân đối thu chi, dự trù tình huống phát sinh, khả năng thu hồi vốn… để tận dụng số tiền đầu tư vào spa một cách hiệu quả nhất.
Chọn địa điểm
Mặt bằng trung tâm thành phố hiển nhiên sẽ tốn nhiều kinh phí hơn. Một địa điểm kinh doanh lý tưởng không nhất thiết phải đặt ở đó, mà nó phải hội tụ đủ các yếu tố như mật độ dân cư qua lại đông đúc, giá cả phải chăng, thuận tiện cho việc di chuyển…
Thiết kế không gian spa
Một spa chuyên nghiệp phải thỏa mãn cả năm giác quan của khách hàng, đạt các yếu tố tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái và thuận tiện cho cả nhân viên và khách hàng, bảo đảm công năng sử dụng…
Dựa trên ý tưởng đã định hình, hãy lựa chọn một đơn vị thiết kế, tạo bản dựng 3D về nội thất… Nếu không có năng khiếu về bài trí, đừng ngần ngại tìm một đơn vị tư vấn set up spa để tiết kiệm thời gian hơn.
Nếu chưa có ý tưởng, hãy tìm đến các dịch vụ tư vấn set up spa (Nguồn ảnh: Internet)
Hoàn thành thủ tục pháp lý
Lập kế hoạch kinh doanh spa không thể thiếu hạng mục này. Mã ngành đăng ký kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm:
- 9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết gồm dịch vụ tắm hơi, massage, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…)…
- 9631: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết gồm cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi; cắt tỉa và cạo râu; massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
Tuyển chọn, đào tạo nhân viên
Quan trọng là tuyển chọn được đội ngũ kỹ thuật viên giỏi nghề và đạo đức nghề nghiệp tốt. Điều này cần thiết cả khi bạn chọn người mới để đào tạo, bởi kỹ thuật viên là người trực tiếp thực hiện các gói dịch vụ và giao tiếp với khách hàng.
Kỹ thuật viên spa là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định thành công của spa
(Nguồn ảnh: Internet)
Riêng với mô hình clinic spa thì ngoài kỹ thuật viên còn phải tuyển dụng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ để thăm khám và triển khai các ca đòi hỏi kỹ thuật cao.
Lên kế hoạch marketing
Để thu hút khách hàng, hãy tận dụng các phương tiện như báo đài, website, fanpage… Đây là bước cực kỳ quan trọng nhằm thu hút sự quan tâm và tạo dựng lòng tin ở khách hàng, thúc đẩy khao khát trải nghiệm của họ tại spa của bạn.
Lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh spa
- Phân tích mô hình SWOT để biết mình có thế mạnh nào cần phát huy và hạn chế nào cần khắc phục. Ví dụ, thế mạnh của bạn nằm ở tay nghề kỹ thuật viên, trang thiết bị đầy đủ nhưng khâu truyền thông còn hạn chế.
Muốn đầu tư “trăm trận trăm thắng”, mô hình SWOT sẽ là công cụ giúp bạn
“biết mình biết ta” (Nguồn ảnh: Internet)
- Mục tiêu kinh doanh nên dựa trên tiêu chí SMART: S (Specific – Mục tiêu cụ thể, chi tiết theo từng giai đoạn), M (Measurable – Có thể đo lường được và dễ đánh giá), A (Attainable – Có thể hoàn thành trong thời gian khả thi), R(Realistic – Thực tế, có thể thực hiện trong khả năng) và T (Time-bound – Mục tiêu có thời hạn cụ thể).
- Muốn mở spa thành công, bạn phải là người hiểu rõ dịch vụ mình cung cấp. Gợi ý là hãy tham gia các khóa học spa để bổ sung kiến thức da liễu và các dịch vụ tại spa. Những khóa này còn giúp bạn định hướng kinh doanh và đào tạo tay nghề từ bước cơ bản nhất. Chỉ khi tự trải nghiệm thực tế, bạn mới có thể điều hành và đưa ra chiến lược phát triển thích hợp.
Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu vừa hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch kinh doanh spa. Nhìn chung, muốn mở spa thành công, trước tiên bạn cần có bản kế hoạch sát thực tế, đòi hỏi thời gian tìm hiểu thị trường và khách hàng, học hỏi kinh nghiệm người đi trước, đối sánh ý tưởng của mình với nhu cầu thị trường, tham gia các khóa học quản lý spa chuyên nghiệp…
Ý kiến của bạn