Theo bạn thì, disavow link là gì? Là một người làm SEO, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về các backlink “bẩn” hay cụm từ “bị đối thủ “bắn” link”. Đây đều là những rủi ro cực kỳ nguy hiểm đối với một website vì các backlink spam, kém chất lượng sẽ có tác động rất lớn và làm cho website bị sụt giảm thứ hạng trên các trang tìm kiếm, và quan trọng hơn hết chính là nguy cơ bị phạt bởi Google.
Cụ thể hơn, nếu website của bạn có các backlink “bẩn” thì bạn có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ thuật toán Penguin và/hoặc Tác vụ thủ công (manual action) – một trong những hình phạt rất nặng của Google.
Thuận toán Penguin được thiết kế để xử lý các vi phạm về liên kết (link), chẳng hạn như: backlink ẩn, nhồi nhét backlink, backlink spam, mua bán backlink, các backlink trùng lặp… còn đối với tác vụ thủ công, website của bạn sẽ được chính các nhân viên của Google kiểm tra – đánh giá, nếu họ phát hiện website của bạn không tuân thủ những nguyên tắc về quản trị website, có những backlink kém chất lượng thì bạn sẽ được gửi một thông báo, trong vòng 1 ngày kể từ thông báo đó thì thứ hạng của website sẽ bị sụt giảm đáng kể.
Theo nội dung trên trang hỗ trợ Google Support thì: “Nếu website của bạn bị áp dụng tác vụ thủ công vì có các liên kết bất thường trỏ đến hoặc nếu bạn nghĩ rằng website của mình sắp bị áp dụng tác vụ thủ công (vì những lý do chẳng hạn như mua bán liên kết hoặc thực hiện những kỹ thuật liên kết khác vi phạm nguyên tắc về chất lượng), thì bạn nên thử xóa đi các liên kết đó. Nếu không thể xóa, thì bạn nên từ chối nhận các liên kết này.”
Từ chối nhận liên kết là một biện pháp để ngăn chặn và đối phó với các backlink kém chất lượng (Nguồn ảnh: Internet)
Câu hỏi được đặt ra là nên từ chối (disavow) backlink từ một tên miền (domain), hay từ một địa chỉ URL. Đối với hầu hết những nhà tiếp thị hay người làm SEO, thì câu trả lời mặc định sẽ là từ chối liên kết từ một tên miền. Nhưng đó không phải là lựa chọn tốt nhất trong mọi trường hợp. Đôi lúc, việc từ chối nhân liên kết từ một địa chỉ URL nào đó sẽ hiệu quả hơn.
Tóm lại, việc triển khai chiến lược link building là quan trọng và cần thiết, nhưng đó chưa phải là tất cả câu chuyện. Hôm nay, hãy cùng Khóa học SEO Á Âu trang bị cho mình những kiến thức cần biết về disavow link và cách từ chối những liên kết trỏ đến từ các địa chỉ URL nhé!
Giới thiệu về công cụ từ chối liên kết của Google
Nếu từ chối liên kết (disavowing) là một khái niệm còn mới mẻ với bạn, thì hãy xem qua phần nội dung bên dưới. Bạn sẽ nhanh chóng biết được “disavow link” là gì, lý do và cơ chế hoạt động của nó. Sau đó, chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn về các khía cạnh khác khi từ chối nhận liên kết từ các địa chỉ URL.
Google Link Disavow Tool là gì?
Link Disavow Tool là một công cụ nhập trực tuyến được Google ra mắt vào tháng 10 năm 2012 cho phép bạn nhập vào một tệp văn bản gọi là “disavow file”. Tệp văn bản này sẽ cho Google biết rằng họ nên bỏ qua những đường link nào trong hồ sơ liên kết của bạn khi xem xét thứ hạng cho website trong các kết quả tìm kiếm.
Google Disavow Tool là một công cụ giúp người dùng từ chối nhận các liên kết (Nguồn ảnh: Internet)
Hay nói cách khác:
Nó sẽ giúp bạn nói với Google rằng, “Tôi không muốn những backlink này làm ảnh hưởng đến thứ hạng của mình. Hãy giúp tôi bỏ qua chúng.”
Tại sao Google lại tạo nên Disavow Tool?
Không có gì khó hiểu khi spam luôn là một vấn đề mà Google muốn loại bỏ, vì mục tiêu của họ là hướng đến tối ưu trải nghiệm cho người dùng. Và trong nhiều năm qua thì Google cũng đã tìm ra được nhiều cách thức khác nhau để đối phó tình trạng spam:
- Các thẻ với thuộc tính canonical và nofollow để chống lại các bình luận spam.
- Các bản cập nhật thuật toán Penguin để chống lại những hành vi thao túng bằng link spam.
- Các tác vụ thủ công (manual actions) để chống lại những hành vi đáng ngờ.
Và những biện pháp đối phó trên cũng kèm theo một số hậu quả không mong muốn Chủ yếu là việc các website sẽ bị phạt theo những quy định về các trường hợp thao túng liên kết và không thể khôi phục lại tình trạng như trước. Một khi họ bị Google trao án phạt, thì số phận của website gần như chấm dứt.
Công cụ Disavow Tool của Google được tạo ra để cho các webmaster và những chủ sở hữu website có thêm nhiều quyền hạn và chủ động hơn trong quá trình Google xếp hạng các trang trên website của họ.
Với công cụ này, các webmaster có thể thông báo cho Google bỏ qua hay gỡ những liên kết xấu đang trỏ đến trang của mình. Và theo đó thì Google sẽ không còn xem xét đến những liên kết này cho mục đích xếp hạng nữa. Điều này có nghĩa là những website đã từng là nạn nhân của những bản cập nhật thuật toán hoặc những kỹ thuật SEO “xấu” giờ đây đã có phương tiện để khắc phục tình trạng của mình và được Google “ân xá”.
Cách sử dụng Google Disavow Tool?
Có ba bước khi tiến hành từ chối các liên kết:
Bước 1: Hãy xác định các backlink cần loại bỏ.
Bước 2: Tạo một disavow file dưới dạng văn bản liệt kê các địa chỉ URL và các tên miền muốn từ chối nhận liên kết từ đó.
Bước 3: Nộp tệp đó cho Google bằng công cụ Disavow Tool.
Quy trình này rất đơn giản và dễ thực hiện. Hướng Nghiệp Á Âu sẽ đi qua từng bước và trình bày cho bạn cách làm cụ thể trong phần nội dung dưới đây. Nhưng trước tiên chúng ta cần thảo luận về một số vấn đề quan trọng.
Khi nào nên disavow link?
Có 2 câu hỏi cần được đặt ra để quyết định xem có nên từ chối một đường link nào đó hay không:
- Đó có phải là link xấu không?
- Nên từ chối địa chỉ URL đó hay từ chối cả tên miền?
Câu hỏi 1: Đó có phải là link xấu không?
Khi từ chối liên kết thì bạn chỉ cần quan tâm duy nhất đến những đường link có thuộc tính follow mà Google không thích. Lời khuyên này sẽ giúp bạn không cần phải đoán xem nên loại bỏ đi backlink nào nữa. Nhưng những đường link nào sẽ nằm trong danh sách đen của Google?
Các trường hợp link scheme vi phạm theo như quy định của Google (Nguồn ảnh: Google)
Trước khi chúng ta đào sâu hơn và quan sát từng loại, có một điều quan trọng cần phải làm rõ là những liên kết có chất lượng thấp (low-quality links) không phải là các liên kết xấu (bad links). Nhiều chủ sở hữu website và webmaster mới thường có suy nghĩ sai này. Dù chúng không tạo ra nhiều giá trị, nhưng vẫn hơn là không mang lại giá trị nào cả. Miễn là chúng có tác động ở một mức độ nào đó và có liên quan, thì các liên kết có chất lượng thấp nên được giữ nguyên.
Còn liên kết xấu là những liên kết mà Google sẽ phạt nếu bạn có nó trên trang. Google đã định nghĩa về các liên kết xấu như sau:
“Bất kỳ liên kết nào được tạo ra với mục đích chính là để thao túng PageRank hoặc thứ hạng của một website trong các kết quả tìm kiếm trên Google có thể được xem là một trường hợp thao túng liên kết (link scheme) và vi phạm về các nguyên tắc hướng dẫn dành cho nhà quản trị website của Google.
Việc này bao gồm bất kỳ hành vi nào thao túng các liên kết trỏ đến website của bạn hoặc các liên kết trỏ ra bên ngoài từ website của bạn”
5 trường hợp link scheme vi phạm nguyên tắc của Google
Google đã liệt kê ra năm loại link scheme mà họ sẽ phạt nếu một website vi phạm:
- Các liên kết trả phí (paid links)
Là các liên kết có được thông qua việc mua bán link giữa hai bên nhằm mục đích chính là thao túng PageRank để gia tăng thứ hạng của website trong bộ máy tìm kiếm.
Việc này có thể diễn ra giữa hai website, một bên cung cấp những đường link có thuộc tính follow cho bên còn lại, hoặc giữa một nhà cung cấp dịch vụ và một website, trong đó nhà cung cấp dịch vụ cung ứng nhiều đường link từ các nguồn khác nhau (thường là chất lượng thấp) đến website của khách hàng.
Một lưu ý quan trọng đó là đến thời điểm hiện tại, thì các liên kết có trả phí nhưng với thuộc tính no-follow vẫn không bị phạt bởi Google. Tuy nhiên, cần phải cực kỳ thận trọng nếu website của bạn có liên quan đến loại liên kết này.
- Trao đổi liên kết quá mức (excessive link exchanges)
Việc trao đổi liên kết được xem là mối quan hệ hợp tác khi cả hai website đều đi đến thỏa thuận: “Bạn trỏ link về trang của tôi và tôi sẽ trỏ về trang của bạn.”. Về bản chất, đây chính là việc mua bán liên kết, nhưng chỉ khác là không có sự trao đổi về mặt tiền tệ. Thay vào đó, “chi phí thanh toán” ở đây chính là đường link trỏ đến website của đối tác.
Tuy nhiên, cách làm này vẫn là một phương pháp truyền thống để thao túng PageRank mà không tạo ra thêm bất cứ giá trị thực nào cho đối tượng mục tiêu của website. Các chủ sở hữu website cũng không nỗ lực để giúp ích cho những người xem trang của mình, họ chỉ đơn thuần muốn xếp hạng cao hơn.
- Các chiến dịch tiếp thị bằng bài viết sử dụng các anchor text chứa từ khóa trên diện rộng (large-scale keyword-rich anchor text article campaigns)
Hiểu một cách đơn giản, thì cách làm này chính là việc spam từ khóa mục tiêu của trang bằng cách đặt từ khóa vào anchor text chứa trong những bài thông cáo báo chí (press releases), các bài viết chất lượng thấp (low-quality articles) và bài viết đăng tải dưới vai trò khách (guest posts).
Ví dụ:
Tạo ra các backlink chất lượng thấp trỏ về một trang nhắm mục tiêu đến từ khóa “khóa học seo” trong khi “khóa học seo” là từ xuất hiện trong mọi anchor text của các đường link trỏ về.
- Tạo liên kết tự động (automated link creation)
Tạo liên kết từ động là một kỹ thuật sử dụng phần mềm để “đào” (tìm kiếm) các cơ hội đặt backlink lên các trang và sau đó, phần mềm này sẽ tự động tạo ra các backlink trỏ về website của người sử dụng. Bất kỳ cách làm nào tương đồng với thủ thuật này đều không được Google chấp thuận.
- Yêu cầu đặt liên kết với thuộc tính follow (requiring a followed link)
Google đã miêu tả về loại link scheme này như sau:
“Việc yêu cầu đặt liên kết như là một phần trong điều khoản sử dụng dịch vụ (terms of service), hợp đồng (contract) hoặc bất cứ thỏa thuận có tính chất tương tự nào mà không cho phép chủ sở hữu nội dung của bên thứ ba lựa chọn việc sử dụng thuộc tính no-follow hoặc các phương pháp khác để ngăn chặn PageRank thất thoát như họ mong muốn.”
Nói cách khác, bạn không được ép buộc người khác đặt các liên kết có thuộc tính follow trỏ đến website của mình trong những nội dung của họ. Việc ràng buộc bằng điều kiện để người khác phải đặt backlink trỏ link về website của bạn sẽ không được Google công nhận, vì nó không tự nhiên và cũng không mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người dùng. Bản chất của hành vi này mang tính thao túng nhiều hơn và nó cũng đi ngược lại những nguyên tắc mà Google xây dựng.
Câu hỏi 2: Nên từ chối chỉ riêng địa chỉ URL hay cả tên miền?
Khi bạn từ chối một địa chỉ URL, có nghĩa là bạn chỉ đang loại bỏ đi đường link đó khỏi hồ sơ liên kết của mình.
Ngược lại, khi bạn từ chối nhận liên kết từ một tên miền, bạn đang loại bỏ tất cả đường link đến từ tên miền đó hiện đang có trong hồ sơ liên kết và chặn luôn cả những liên kết từ tên miền đó trỏ đến trong tương lai.
Như vậy, rõ ràng là khi cả một tên miền bị từ chối nhận liên kết thì phạm vi ảnh hưởng sẽ rộng hơn rất nhiều. Có thể nói rằng việc từ chối nhận liên kết từ cả tên miền thường là một lựa chọn hợp lý bởi vì phần lớn các link spam đều có nguồn gốc từ những tên miền spam – và trong trường hợp này thì bạn sẽ muốn đảm bảo rằng mình không nhận được thêm bất cứ đường link nào trỏ đến từ tên miền đó trong tương lai.
(Nguồn ảnh: Internet)
Vậy bây giờ, câu hỏi được đặt ra ở đây chính là: Khi nào chúng ta nền từ chối nhận liên kết từ một địa chỉ URL?
Đối với những người mới, nếu bạn tình cờ nhận được một link spam từ một website phổ biến hơn và có chất lượng cao hơn (trong thực tế thì trường hợp này thỉnh thoảng vẫn xảy ra), rõ ràng là bạn chỉ muốn từ chối nhận liên kết từ mỗi địa chỉ URL cụ thể đó.
Việc chỉ từ chối một địa chỉ URL nào đó thay vì cả tên miền cũng trở nên phù hợp hơn khi bạn không thể quyết định liệu một tên miền có được xem là spam hay không. Tất nhiên là bạn luôn cần phải nghiên cứu thật cẩn thận để xác định được chính xác tình trạng của tên miền trước khi bạn từ chối nhận liên kết từ nó.
Cách hiệu quả nhất để thực hiện việc đó chính là truy cập vào website và quan sát các dấu hiện giúp nhận diện spam sau đây:
- Thiết kế của website không đẹp
- Nội dung được “xào nấu” lại (spun content)
- Sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp
- Các trang trên website nhồi nhét các đường link
- Tên miền chứa từ khóa chính xác
- Có quá nhiều mẩu quảng cáo
- Nội dung có chất lượng thấp
(Chú ý: Hãy cẩn thận khi truy cập vào những website bị nghi ngờ là spam. Đừng nhấp vào bất kỳ đường link nào hoặc nhập và gửi đi bất kỳ biểu mẫu nào. Và nếu Google cảnh báo bạn về rủi ro malware, hãy nhấn vào nút quay lại ngay lập tức.)
Nhưng nếu bạn vẫn không chắc sau khi đã nghiên cứu về website thì bạn chỉ cần từ chối nhận liên kết từ địa chỉ URL đó. Còn lại cả website đó vẫn không bị ảnh hưởng và các backlink trong tương lai trỏ về từ tên miền đó vẫn có thể thực sự tạo ra giá trị cho website của bạn.
Ngoài ra, bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể bỏ đi một tên miền khỏi tệp disavow file và nộp lại cho Google. Nhưng quá trình đó có thể mất đến vài tháng để xử lý và Google không đảm bảo rằng nó sẽ được hoàn tất.
Vậy nên, việc từ chối nhận liên kết nên được xem là một quá trình bán vĩnh viễn (semi-permanent process), nghĩa là có một số liên kết/tên miền bị xác định là spam sẽ bị từ chối vĩnh viễn, và số còn lại sẽ có khả năng được gỡ bỏ khỏi danh sách disavow file tùy vào những đánh giá dựa trên tình trạng thực tế ở tương lai. Do đó, bạn luôn phải đảm bảo rằng các tên miền và các địa chỉ URL mà bạn đang từ chối nhận liên kết từ chúng thật sự là nguồn chứa các link “xấu” gây hại cho website của bạn.
Phần 1 của bài viết về chủ đề Disavow link xin tạm thời kết thúc tại đây. Mời các bạn đón đọc phần 2 để được hướng dẫn chi tiết về cách disavow link hiệu quả nhé.
Ý kiến của bạn